(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Mùa nào đến Mường Lát cũng đẹp. Nhiều du khách sợ vất vả khi nghĩ đến cung đường đèo núi thì chọn tháng 5, tháng 6; người muốn ngắm những cây đào rừng cổ thụ nở hoa bất chấp cái lạnh khắc nghiệt của thời tiết thì hãy chọn dịp trước hoặc sau tết; còn những du khách muốn khám phá ẩm thực thì phải chờ đến tháng 9, tháng 10 dương lịch để một lần được nếm thử vị béo ngậy qua món xào, chiên giòn, om, luộc,… hoặc ngâm rượu từ những con sâu măng. Mường Lát đẹp và hấp dẫn là thế, biết bao áng thơ ca ngợi, nhưng tại sao Mường Lát chưa thể phát triển du lịch?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Du lịch Mường Lát: Vì sao chưa phát triển?

(VH&ĐS) Mùa nào đến Mường Lát cũng đẹp. Nhiều du khách sợ vất vả khi nghĩ đến cung đường đèo núi thì chọn tháng 5, tháng 6; người muốn ngắm những cây đào rừng cổ thụ nở hoa bất chấp cái lạnh khắc nghiệt của thời tiết thì hãy chọn dịp trước hoặc sau tết; còn những du khách muốn khám phá ẩm thực thì phải chờ đến tháng 9, tháng 10 dương lịch để một lần được nếm thử vị béo ngậy qua món xào, chiên giòn, om, luộc,… hoặc ngâm rượu từ những con sâu măng. Mường Lát đẹp và hấp dẫn là thế, biết bao áng thơ ca ngợi, nhưng tại sao Mường Lát chưa thể phát triển du lịch?

Sức hấp dẫn của du lịch vùng biên

Nói đến Mường Lát phải kể đến dòng sông Mã hùng vĩ, nên thơ với nhiều truyền thuyết huyền bí, và hơn hết, đây là nơi đầu tiên mở rộng vòng tay đón dòng sông Mã trở lại đất Việt sau khi rong ruổi bên đất bạn Lào.

Theo người dân địa phương, tên gọi "Mường Lát" không phải vì nơi đây từng có rất nhiều gỗ lát như nhiều người vẫn nghĩ. Chữ Lát tiếng Thái có nghĩa là “nơi nước tràn qua”, bởi mùa mưa nước từ các con suối thường tràn qua làng bản để hòa vào lòng sông Mã. Núi Lát, suối Lát và bản Lát là nơi thể hiện rõ nhất điều đó. Lại từng là Mường lớn nhất vùng nên người ta lấy từ tên bản này làm tên chung cho huyện. Còn có cách lý giải khác trong dân gian cho rằng Lát là chữ Lạt của người Thái cổ -nghĩa là "nơi tập trung buôn bán sầm uất ở trên cao".

Sức hấp dẫn tiếp theo dành cho những người thích khám phá chính là nét hoang sơ còn vẹn nguyên ở nơi này. Dường như quá trình đô thị chưa kịp lên đến mảnh đất này, chính bởi thế, chỉ cần bước chân vào các thôn, bản ở đây là đã nhận thấy những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Các điệu hát khặp (Thái), điệu múa sanh tiền (Mông); các lễ hội, các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian của dân bản địa... Đặc biệt, người dân Mường Lát còn giữ được các nghề truyền thống như: Đan lát, dệt thổ cẩm, rượu cần...

Mùa nào đến Mường Lát cũng đẹp. Nhưng từ trước đến nay du lịch Mường Lát mới được nhắc đến qua các tay phượt. Hầu hết dân phượt khám phá Mường Lát qua 3 cung đường, đó là đi theo đường mòn Hồ Chí Minh, rồi chạy theo hướng Cẩm Thủy - Cành Nàng - Hồi Xuân; hướng thứ hai là theo Quốc lộ 6, rồi từ Mai Châu, qua bản Lác, tới Co Lương, rồi Trung Sơn – Trung Lý; hướng chạy theo Quốc lộ 1A qua thành phố Thanh Hóa đến thị trấn Hồi Xuân chủ yếu dành cho người dân trong tỉnh.

Khu quy hoạch mới của người dân bản Lát.

Chưa thể phát triển du lịch

Ông Trần Văn Hào - Trưởng phòng VHTT huyện Mường Lát cho rằng: "Chúng tôi cũng trăn trở lắm chứ. Nhưng du lịch Mường Lát hiện vẫn là một trong những huyện chậm phát triển. Đối tượng khách đến Mường Lát chủ yếu là khách đến thăm thân, đến công tác; số khách đến Mường Lát du lịch chủ yếu là khách nội địa; số ngày lưu trú và mức độ chi tiêu của khách thấp; kết cấu hạ tầng hạn chế nhất là đường giao thông chưa thuận tiện, một số tuyến đường đã xuống cấp; các sản phẩm du lịch, dịch vụ nghèo nàn và chưa có các sản phẩm du lịch đặc trưng, chưa có các khu vui chơi giải trí có quy mô... Đã ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch, cũng như không kéo dài được ngày lưu trú của khách. Nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch còn thiếu và yếu... Nên chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay”.

Chúng tôi đến bản Lát, dù đã có đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, điện, hệ thống thông tin truyền thông, truyền hình, Internet... thậm chí nhiều hộ dân đã được quy hoạch một khu vực riêng, một phần để làm du lịch cộng đồng, nhưng mọi thứ mới bắt đầu. Tất cả đang còn dang dở.

Đoạn đường trung tâm xã Tam Chung đã thuận lợi, có thể đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách.

Tiếp đó, theo chân các bạn phượt chúng tôi về bản Ón, xã Tam Chung, dù cách trung tâm xã 15 km nhưng phải mất gần một giờ đồng hồ. Nơi đây tập trung những gia đình người Mông, với những mái nhà san sát nhau trên các rẻo cao, vách núi. Đoạn đường ngoằn ngoèo, xa xa khói bung tỏa trên mỗi nóc nhà, càng đi càng hấp dẫn. Nhưng có đi mới thấy, ngoài dân địa phương, chỉ có bộ đội biên phòng và một ít người thích du lịch bụi mới đặt chân đến đây. Có đi mới biết, đúng là làm du lịch ở Mường Lát thật khó.

Đến nay, huyện Mường Lát đã có 4 cơ sở lưu trú với khoảng 60 buồng nghỉ, có 1 khách sạn cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Trong hàng loạt các giải pháp mà huyện đưa ra để phát triển du lịch như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, giữ gìn phát triển và bảo tồn văn hóa truyền thống, tăng cường quản lí nhà nước, được đề cao nhất là tuyên truyền cho nhân dân hiểu về vai trò của việc phát triển du lịch trên trang thông tin của UBND huyện. Nhưng khi chúng tôi vào phần thắng cảnh – du lịch của trang thông tin thì hoàn toàn trắng trơn. Thiết nghĩ, địa chỉ thông tin đầu tiên khi người ta tìm về vùng đất còn chưa làm đến nơi đến chốn, thì khách du lịch đâu thể dám vượt vài trăm cây số mà chưa biết mình nên đến đâu, đi bằng phương tiện gì, và địa chỉ ăn ngủ thế nào?

Có thể khẳng định, du lịch Mường Lát chậm phát triển có một phần ở thái độ của những nhà quản lí thông tin.

Kiều Huyền



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]