(vhds.baothanhhoa.vn) - Hai di tích trên thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách về tham quan, vãn cảnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hấp dẫn điểm đến Cửa Thần Phù - chùa Hàn Sơn

Hai di tích trên thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách về tham quan, vãn cảnh.

Cửa Thần Phù

Đây là một địa danh lịch sử xa xưa gắn với nhiều truyền thuyết. Thực chất là một vùng đất nằm ở hai bên cửa biển cũ, nay đã lùi xa đất liền hơn 10 km. Khu vực này là danh giới giữa 2 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, Ninh Bình và xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Thần Phù và vùng cửa biển Thần Phù là địa danh nổi tiếng trong lịch sử về các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Với những giá trị trên, Thần Phù đã được công nhận di tích cấp tỉnh.

Những năm gần đây khách du lịch đến tham quan cửa biển Thần Phù ngày càng nhiều. Thể theo nguyện vọng của nhân dân và con em xa quê, di tích này đã được xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa, bia Thần Phù được xây dựng bằng đá tự nhiên nguyên khối, khắc 4 chữ: Hàn Sơn Hải Khẩu. Bức bình phong khắc bằng chữ nho, được dịch: “Lênh đênh qua cửa Thần Phù; Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”...

Chùa Hàn Sơn

Chùa Hàn Sơn đã được trùng tu tôn tạo từ nguồn xã hội hóa.

Hàn Sơn Tự (chùa Hàn Sơn) được xây dựng tại Thần Phù Hải Khẩu (cửa biển Thần Phù) năm 1797. Theo sử ký, cửa biển Thần Phù xưa kia có nhiều sóng lớn (sóng thần). Vua Lê Đại Hành đi đánh giặc Chiêm Thành khi qua đây gặp sóng lớn bị đắm một số thuyền nên đã sai đạo sỹ La Thế Viện dẹp sóng thần để cho đoàn thuyền đi qua. Năm 1797 chùa Hàn Sơn có vị sư ông trụ trì. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp chùa Hàn Sơn do hòa thượng Thích Đàm Quế và hòa thượng Thích Thanh Thịnh trụ trì đã có nhiều công lao giúp đỡ và bảo vệ các cán bộ hoạt động cách mạng của Đảng cũng như ủng hộ nhiều tiền của cho cách mạng kháng chiến. Chùa vừa được xây dựng lại trong khuôn viên diện tích hơn 3.000 m2, khá bài bản, phù hợp với cảnh đẹp nơi Thần Phù. Chùa có nhà Tam Bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà Khách đều được xây bằng gỗ lim, ngói vẩy, cổng Tam Quan khá đẹp. Chiếu sân rồng được xây trước cửa nhà Tam Bảo, bên cạnh còn có lư hương, 2 cột đèn bằng đá, ngoài ra còn có ao sen, khuôn viên xây dựng bằng đá và gạch bắt mắt. Sư trụ trì chùa là sư cô Thích Đàm Vượng. Tháng 3/2011, chùa Hàn Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh...

Hai di tích cửa Thần Phù và đền Hàn Sơn đã và đang phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng, thu hút hàng ngàn lượt khách về tham quan, vãn cảnh mỗi năm. Nơi đây còn gắn liền với cửa biển sông Hoạt đổ ra biển càng hấp dẫn hơn bởi cảnh đẹp 2 bên bờ sông bình dị, nguyên sơ, thấp thoáng những mái nhà tranh và những cánh đồng cói ngút ngàn...

Sông Hoạt là một trong hai con sông chính của huyện Nga Sơn. Du thuyền trên sông Hoạt đang là một trong những hoạt động du lịch hấp dẫn, bởi cảnh đẹp hai bên bờ sông bình dị, nguyên sơ, thấp thoáng những mái nhà tranh, đồng cói xanh ngút ngàn, những lũy tre trải dài theo sóng nước, tiếng chim hót véo von.... Xuôi dòng Hoạt giang, du khách có thể đến với Cửa Thần Phù, bia thần lịch sử, đến chùa Trúc Lâm, ngắm tượng ông Lã Vọng câu cá. Chính vì vậy, sông Hoạt cũng đang là điểm du lịch tiềm năng của huyện Nga Sơn.

Thúy Hòa


Thúy Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]