(vhds.baothanhhoa.vn) - Trải qua thăng trầm, biến thiên của lịch sử, Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn (làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) vẫn luôn giữ được dáng vẻ trầm mặc, cổ kính vốn có.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Trải qua thăng trầm, biến thiên của lịch sử, Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn (làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) vẫn luôn giữ được dáng vẻ trầm mặc, cổ kính vốn có.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Được ví là ngôi đền thờ cổ nhất xứ Thanh, đền thờ Lê Hoàn - vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê, nước Đại Cồ Việt, phá Tống bình Chiêm, mở mang bờ cõi xây dựng đất nước hưng thịnh, tương truyền được xây dựng trên nền nhà cũ của vua từ thời Lý.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Theo sử sách, Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu (941) tại trang Kẻ Xốp, nay là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị vì mộng thấy liên hoa nên có tên là Sen.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Năm 6 tuổi, Lê Hoàn mồ côi cha mẹ, được cụ Lê Đột ở làng Mía (nay thuộc làng Phong Mỹ, xã Xuân Tân, huyện Thọ Xuân) nuôi. Lớn lên Lê Hoàn tòng quân theo phò giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, lập nhiều công trạng và được phong Thập đạo Tướng quân.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Mùa đông năm Kỷ Mão (979) vua Đinh Tiên Hoàng và con trai cả Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại. Lê Hoàn được cử làm Nhiếp chính vương một lòng giúp ấu chúa nhà Đinh giữ yên giang sơn, bò cõi, được Thái Hậu Dương Vân Nga trao long bào.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Năm Canh Thìn (980) Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Phúc, vua đánh tan quân Tống, giữ yên bờ cõi, chinh phạt Chiêm Thành, từng bước khẳng định chủ quyền dân tộc, đồng thời chú trọng phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông, cho đúc tiền Thiên Phú…

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Vua Lê Đại Hành mất năm Ất Tỵ tại cố đô Hoa Lư, Ninh Bình, táng ở Sơn Lăng, châu Trường Yên, ở ngôi được 24 năm, thọ 65 tuổi, miếu hiệu là Đại Hành Hoàng đế.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Tưởng nhớ công lao của người, Nhân dân đã lập đền thờ ngay trên đất mẹ con Vua đã ở. Trải qua biến thiên của lịch sử, tạo hóa, ngôi đền vẫn giữ nguyên được kiến trúc cổ kính xưa.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Nền Sinh thánh, tương truyền là nơi vua sinh ra tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Đền có kiến trúc hình chữ Công mái xối theo kiểu đền thờ truyền thống, hệ vì kèo đặc trưng gồm giá chiêng, chồng rường, con nhị, theo lối dầm đỡ chống nóc, tạo sự liên kết vững chắc cho ngôi đền.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Cùng những bức chạm thủng, chạm nổi vô cùng đặc sắc.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Hiện đền còn lưu giữ được những hiện vật cổ như bia ký, sắc phong, lệnh chỉ, câu đối, hoành phi, gốm sứ thời Lý, Trần, thời Minh và chiếc đĩa đá tương truyền là của vua Tống tặng vua Lê…

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Di tích kiến trúc nghệ thuật Lê Hoàn nằm trong hệ thống di tích Quốc gia là một quần thể những công trình kiến trúc thờ tự tưởng nhớ liên quan đến Lê Hoàn và những bậc sinh thành, có công nuôi dưỡng, bao gồm nền Sinh thánh, lăng Quốc mẫu, lăng Hoàng Khảo, lăng mộ Lê Đột…

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

Hai tấm bia cổ được dựng vào những năm đầu thế kỷ XVII, là một những hiện vật quý giá tại di tích Quốc gia đền thờ Lê Hoàn. Năm 1990, đền thờ Lê Hoàn được công nhận di tích cấp Quốc gia, đến năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]