(vhds.baothanhhoa.vn) - Phủ Trèo còn gọi đền thờ Liễu Hạnh, nằm ngay dưới chân núi Đường Trèo, thuộc xã Nga An, huyện Nga Sơn. Núi Đường Trèo nằm trong khu vực cửa biển Thần Phù xưa, là một trong những danh thắng nổi tiếng ở xứ Thanh cũng như trong thi ca.

Khu di tích thắng cảnh Đường Trèo

Phủ Trèo còn gọi đền thờ Liễu Hạnh, nằm ngay dưới chân núi Đường Trèo, thuộc xã Nga An, huyện Nga Sơn. Núi Đường Trèo nằm trong khu vực cửa biển Thần Phù xưa, là một trong những danh thắng nổi tiếng ở xứ Thanh cũng như trong thi ca.

Khu di tích thắng cảnh Đường Trèo

Khu di tích thắng cảnh Đường Trèo bao gồm: Phủ Trèo (còn có tên là đền thờ Liễu Hạnh) do vị trí của phủ nằm ngay dưới chân núi Đường Trèo; đền thờ Áp Lãng Chân Nhân - nơi thờ Lã Viện, một nhân vật nổi tiếng đạp sóng, gắn liền truyền thuyết dưới thời Hùng Vương. Ngoài ra, còn có hệ thống núi đá được gọi là “Danh Sơn” của xứ Thanh như: Núi Đường Trèo, núi Mã Yên, núi Văn, núi Vỡ…

Khu di tích thắng cảnh Đường Trèo

Phủ Trèo là nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh - vị Thánh mẫu bất tử tôn quý của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đây còn là nơi hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của Nhân dân địa phương và du khách thập phương.

Khu di tích thắng cảnh Đường Trèo

Phủ Trèo được xây dựng theo kiến trúc thời Nguyễn. Những năm 70 của thế kỷ trước toàn bộ công trình bị phá hủy. Khoảng mười năm trở lại đây, Nhân dân địa phương bằng nguồn công đức đã tôn tạo Phủ Trèo trên nền móng cũ.

Khu di tích thắng cảnh Đường Trèo

Trong phủ hiện có đền thờ Liễu Hạnh, lầu Cô Chín, Cô Ba, đền thờ Áp Lãng Chân Nhân. Đền thờ Liễu Hạnh là nơi thờ chính với tượng Liễu Hạnh, tượng Tam toà Thánh mẫu, Ngũ vị Tiên ông, tứ phủ Quan Hoàng, tứ phủ Thánh cô.

Khu di tích thắng cảnh Đường Trèo

Hàng năm vào ngày 26,27,28 tháng 2 âm lịch, UBND xã Nga An lại tổ chức lễ hội Phủ Trèo với ý nghĩa tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Khu di tích thắng cảnh Đường Trèo

Toàn cảnh Phủ Trèo xã Nga An, huyện Nga Sơn.

Khu di tích thắng cảnh Đường Trèo

Áp lãng Chân Nhân, họ La, tên Viện sống dưới thời Hùng Vương. Truyền thuyết kể rằng, năm ngài 20 tuổi vào rừng hái thuốc mà đắc đạo. Tương truyền, khi Hùng Vương đi đánh giặc ở phương Nam đến cửa Thần Phù bị sóng to, gió lớn cản trở.

Khu di tích thắng cảnh Đường Trèo

Vua sai sứ triệu kế La Viện, ông xin vua trao giới cho quân sĩ khai thuyền xuất phát. La Viện tự cỡi thuyền nhẹ đi trước, sóng gió bèn yên. Sau khi thắng trận, ông mất trên đường trở về, Vua Hùng hạ chiếu phong “Áp Lãng Chân Nhân” (vị đạo sĩ áp sóng) dựng đền thờ ở phía nam cửa Thần Phù.

Khu di tích thắng cảnh Đường Trèo

Khi Vua Lý Thánh Tông đem binh đánh Chiêm Thành đến cửa Thần Phù bị sóng to gió lớn, vua đến miếu cầu, thần báo mộng, sau khi thắng trận trở về, vua phong thêm mỹ tự “Thị uy, phục viễn, thần công, đại vương”. Vua Lê Thánh Tông qua đây cũng để lại những vần thơ ca ngợi công đức của La Viện. Khoảng năm Quang Hưng (1578 - 1599) quan quân nhà Lê đánh quân Mạc qua cửa Thần Phù cũng cầu thần phù hộ.

Khu di tích thắng cảnh Đường Trèo

Đường Trèo đi qua hai ngọn núi, phía Tây là núi Chú, phía Đông là núi Yên Ngựa, đường dốc với hàng nghìn bậc đá nhẵn lên tới đỉnh đèo. Từ đỉnh đèo là con đường phẳng đi giữa núi, một bên là Thung Xôi, một bên giáp núi Yên Mã, ở đỉnh đèo có nhiều tảng đá bằng phẳng được bào nhẵn từ bao đời để du khách dừng chân.

Khu di tích thắng cảnh Đường Trèo

Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đường Trèo trở thành con đường hành quân, vận chuyển lương thực. Núi đường Trèo còn vinh dự là “Vọng hải đài” trên bờ biển Đông. Vào những năm 1965 -1975, dải núi này là nơi đóng quân, canh gác bờ biển của lực lượng Hải quân Việt Nam cho đến sau ngày giải phóng miền Nam. Như vậy, Đường Trèo không chỉ là thắng cảnh, mà còn là nơi chứng kiến nhiều kỳ tích của lịch sử dân tộc.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]