(vhds.baothanhhoa.vn) - Tọa lạc trên tại phường Đông Vệ (thành phố Thanh Hóa), di tích lịch sử văn hóa Thái miếu nhà Hậu Lê còn được biết đến với một số tên gọi như: Bố Vệ miếu, Bố Vệ Lê Hoàng miếu, Đền Lê Bố Vệ hay Đền Lê. Di tích là nơi thờ các Hoàng đế, Hoàng Thái hậu, liệt tổ liệt tông dòng họ Lê.

Ngày xuân thăm Thái miếu nhà Hậu Lê

Tọa lạc trên tại phường Đông Vệ (thành phố Thanh Hóa), di tích lịch sử văn hóa Thái miếu nhà Hậu Lê còn được biết đến với một số tên gọi như: Bố Vệ miếu, Bố Vệ Lê Hoàng miếu, Đền Lê Bố Vệ hay Đền Lê. Di tích là nơi thờ các Hoàng đế, Hoàng Thái hậu, liệt tổ liệt tông dòng họ Lê.

Ngày xuân thăm Thái miếu nhà Hậu Lê

Thái miếu nhà Hậu Lê được khởi dựng năm 1805 dưới triều Gia Long.

Làng Bố Vệ, tổng Bố Đức, phủ Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoa nay là phường Đông Vệ (thành phố Thanh Hóa) được biết đến là quê nhà của Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh - vợ vua Lê Thái Tông, là mẹ của vua Lê Nhân Tông. Sau khi bà mất, người dân quê nhà đã lập điện Chiêu Hòa - điện thờ Tuyên từ nhân ý Chiêu túc Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh.

Ngày xuân thăm Thái miếu nhà Hậu Lê

Thái miếu nhà Hậu Lê trên đất Bố Vệ là nơi thờ đức vua Lê Thái Tổ và Hoàng thất nhà Hậu Lê

Trên nền cũ của điện Chiêu Hòa, năm 1805 vua Gia Long nhà Nguyễn đã cho khởi dựng Thái miếu nhà Hậu Lê - đền Lê Bố Vệ. Theo sử liệu, Thái miếu nhà Hậu Lê trên đất Bố Vệ được xây dựng trên cơ sở của điện Hoằng Đức (Thăng Long) và điện Lam Kinh di chuyển về. Với kiến trúc cảnh quan ban đầu, gồm: Nghinh môn; bình phong; sân điện; 2 nhà dải vũ (tả vu, hữu vu) và chính điện kiến trúc theo hình chữ “Nhị”. Thái miếu là nơi thờ đức Vua Lê Thái Tổ và Hoàng thất nhà Hậu Lê.

Ngày xuân thăm Thái miếu nhà Hậu Lê

Một trong số thánh vị - bài vị đang được thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê.

Ngày nay, di tích hiện thờ thánh vị của 21 (vị) Hoàng đế, 9 Hoàng Thái hậu; 3 Hoàng đế và 3 Hoàng Thái hậu là liệt tổ liệt tông được đức vua Lê Thái Tổ truy phong; 8 vị Công vương; 2 vị Công thần (tướng Lê Lai và danh thần Nguyễn Trãi).

Ngày xuân thăm Thái miếu nhà Hậu Lê

Hệ thống cột gỗ vững chắc bên trong chính điện Di tích.

Nằm trên cung đường thiên lý Bắc - Nam xưa với hai đường thủy, bộ thuận tiện, lại tọa lạc trong không gian cảnh sắc linh thiêng, đẹp đẽ. Trải qua thời gian hơn 200 năm từ khi khởi dựng, ngày nay Thái miếu nhà Hậu Lê dù nằm cạnh đường Quốc lộ 1A (cũ) sầm uất, song không vì thế mà mất đi vẻ đẹp tĩnh lặng và sự trầm mặc, linh thiêng vốn có.

Ngày xuân thăm Thái miếu nhà Hậu Lê

Hình tượng “lưỡng long chầu nguyệt” sống động trên mái chính điện.

Ngày xuân thăm Thái miếu nhà Hậu Lê

Nghinh môn Thái miếu nhà Hậu Lê.

Ngày xuân thăm Thái miếu nhà Hậu Lê

Sau nghinh môn là bức bình phong.

Đi qua thăng trầm, biến động của lịch sử, tàn phá bởi chiến tranh, song về cơ bản di tích Thái miếu nhà Hậu Lê vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu với nghinh môn, bình phong và chính điện mang dấu ấn thời gian.

Ngày xuân thăm Thái miếu nhà Hậu Lê

Linh vật trên cột nanh di tích cho thấy sự uy nghiêm.

Ngoài tháng 8 âm lịch, trong những ngày đầu xuân du khách tìm về với Thái miếu nhà Hậu Lê đông hơn. Không chỉ để thắp nén hương tưởng nhớ tiền nhân, mà còn lặng lòng mình trong không gian thiêng, miên man ngược dòng thời gian, hiểu hơn về lịch sử.

Ngày xuân thăm Thái miếu nhà Hậu Lê

Linh thú gỗ ngồi canh ngoài cửa chính điện.

Mỗi người ghé thăm Di tích, đều mang trong mình những xúc cảm riêng. Ông Hoàng Nam Tiến phường Đông Hương (thành phố Thanh Hóa) bày tỏ: “Ở cách Thái miếu nhà Hậu Lê không xa nhưng đây là lần đầu tiên tôi ghé thăm nơi này. Không nghĩ, giữa lòng thành phố sầm uất lại có một di tích với nhiều giá trị văn hóa, lịch sử được giữ gìn"…

Ngày xuân thăm Thái miếu nhà Hậu Lê

Trong những ngày đầu xuân, người dân đến dâng hương tại Thái miếu nhà Hậu Lê đông hơn.

Ồng Lê Văn Ngôn ở xã Minh Lộc (Hậu Lộc) về thăm Thái miếu nhà Hậu Lê chia sẻ: “Là con cháu dòng họ Lê, năm nào dịp đầu xuân tôi cũng cùng con cháu về thăm di tích. Lần nào đến đây cũng có cảm xúc linh thiêng và tự hào về công trạng của người xưa”…

Ngày xuân thăm Thái miếu nhà Hậu Lê

Du khách về thăm di tích, thắp nén hương thơm tưởng nhớ tiền nhân và cùng cầu mong những điều tốt đẹp.

Trông coi di tích nhiều năm qua, bác Nguyễn Kim Dũng cho biết: “Trước khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, ngoài dịp lễ hội diễn ra tháng 8 âm lịch thì tết nguyên đán và đầu xuân lượng khách thăm Thái miếu nhà Hậu Lê rất đông. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên hiện nay khách đến di tích chủ yếu là người dân sống trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và một số huyện gần.

Khách đến di tích dâng hương, vãn cảnh luôn được nhắc nhở tuân thủ 5k để phòng, chống dịch an toàn.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]