(vhds.baothanhhoa.vn) - Nằm ở hạ lưu dòng sông Chu, Núi Đọ (thuộc địa bàn xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa và xã Thiệu Vân, phường Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa) như một con rùa khổng lồ, bao bọc xung quanh bởi cánh đồng màu mỡ, phì nhiêu. Bên cạnh vẻ đẹp hùng vỹ, linh thiêng, ngọn núi được mệnh danh “Linh quy hí thủy” chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn.

Những điều kỳ thú trên núi Đọ

Nằm ở hạ lưu dòng sông Chu, Núi Đọ (thuộc địa bàn xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa và xã Thiệu Vân, phường Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa) như một con rùa khổng lồ, bao bọc xung quanh bởi cánh đồng màu mỡ, phì nhiêu. Bên cạnh vẻ đẹp hùng vỹ, linh thiêng, ngọn núi được mệnh danh “Linh quy hí thủy” chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn.

Những điều kỳ thú trên núi Đọ

Vết tích “bàn chân tiên” dưới chân núi Đọ

Cách trung tâm TP Thanh Hóa chừng 10 km, từ xa ngọn núi trông như môt con rùa khổng lồ, bao quanh bởi dòng sông Chu uốn lượn, những cánh đồng mệnh mông xanh ngắt. Từ bao đời nay người dân sinh sống quanh ngọn núi này luôn tự hào về ngọn núi đại diện cho văn hóa từ thửa sơ khai của loài người. Đứng trên đỉnh núi, có thể nhìn bao quát một vùng bao la, rộng lớn với Hàm Rồng thơ mộng hay Vọng phu huyền thoại cũng gần trong gang tấc…

Những điều kỳ thú trên núi Đọ

Tảng đá - nơi in vết chân tiên

Ít ai biết rằng, đằng sau sự bình yên, tĩnh mịch của ngọn núi lại chứa đựng vô vàn những câu chuyện “nửa thực, nửa hư”. Từ câu chuyện người khổng lồ đánh quỷ dữ, đến sự tích “bàn chân tiên”, hay những vết tích về thời kỳ đồ đá cũ, của nền văn hóa Đông Sơn, văn hóa Chu Đậu, Phù Lãng, về những khu mộ táng cổ thuộc giai đoạn Hán - Đường… Dưới sườn núi phía Đông (thuộc làng Đọ, phường Thiệu Khánh) trước kia còn có khu lăng mộ và miếu thờ vua Lê Hy Tông (1676 - 1705) với con đường lát đá tảng dài trên 1.000m, tuy nhiên nay chỉ còn là phế tích.

Những điều kỳ thú trên núi Đọ

Theo thời gian, vết chân tiên không còn nguyên vẹn

Trong cuốn “Địa chí huyện Thiệu Hóa” có viết, dưới chân núi Đọ là nơi sinh sống của cư dân làng Tràn (nay thuộc xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa) là ngôi làng cổ có từ lâu đời. Gái Kẻ Tràn nổi tiếng đẹp và hát hay. Bà Trần Thị - nguyên phi của chúa Trịnh Giang và bà Đỗ Thị - phi tần của của vua Thành Thái (1889 - 1907) là người Kẻ Tràn. Bà Trần Thị sau khi mất được đưa về chân núi Đọ chôn cất, nay khu đất vẫn còn. Người dân địa phương thường gọi “khu ruộng lăng Bà Chúa”.

Theo chân anh Nguyễn Đăng Huỳnh, Bí thư đoàn phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa), chúng tôi có mặt tại khu vườn nhà anh Đỗ Văn Toản - nơi có “vết chân tiên” (thôn 8, xã Thiệu Vân, TP Thanh Hóa). Trên một phiến đá to phía sau vườn có vết tích của một “bàn chân khổng lồ”, người dân địa phương hay gọi là “vết chân tiên”. Vết lõm in hình 5 ngón chân. Do thời gian vết lõm không còn nguyên vẹn như trước.

Những điều kỳ thú trên núi Đọ

Núi Đọ nhìn từ xa

Có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh “bàn chân tiên” này, về dấu chân của người khổng lồ từ xa xưa đến bạt núi, san đồi cho làng - xóm mọc lên, mà dân gian hay gọi ông Vồm - người từng thi thố sức mạnh siêu phàm với ông Bưng như trong lời kể của nhiều bậc cao niên tại đây. Cũng tại núi Đọ, có một nơi người dân gọi là “đồi Yên ngựa”. Tương truyền xưa kia ở đó thường có ngọc phát sáng.

Theo lời kể của anh Toản, từ khi phát hiện vết chân “đặc biệt” này, gia đình đón nhận rất nhiều khách đến thăm quan, nghiên cứu. Vết chân ấy từng là chủ đề được nhiều người bàn tán từ lâu, bởi không chỉ vì điều đặc biệt từ hình bàn chân in trên đá. Nhiều người dân của cả 3 xã từng truyền tai nhau rằng, nếu muốn sinh con trai, người vợ chỉ cần đưa bàn chân trái, ướm lên “vết chân tiên” sẽ được như ý muốn.

Không chỉ nhuốm màu thần bí, núi Đọ còn được biết đến là một di chỉ văn hóa của thời đại đồ đá cũ sơ kỳ, một di tích của nền văn hóa tối cổ của loài người, qua nhiều lần thăm dò của giới nghiên cứu phát hiện tại đây một số trống đồng, thạp thau, rìu tay bằng đá, kiếm mác.

Những điều kỳ thú trên núi Đọ

Xung quanh vết chân tiên gắn liền với những câu chuyện nhuốm màu cổ tích

Theo lời kể của người dân làng Đồng Me, ngôi làng lâu đời dưới chân núi Đọ, vào thập niên 90 có một nhóm nghiên cứu đã ghé thăm khu vườn anh Toản (nơi có bàn chân tiên) để nghiên cứu, khảo sát. Qua thăm dò, khai quật, đoàn nghiên cứu đã phát hiện rất nhiều vật dụng bằng rìu đá, bát, đĩa bằng sành, sứ… Núi Đọ không những là di chỉ cư trú của người nguyên thủy mà còn là xưởng chế tác công cụ của người tiền sử. Quanh khu vực vườn anh Toản, cạnh “ vết chân tiên” người dân phát hiện một viên đá dựng, đào lên xuất hiện một số chum sành, mỗi chum đều được đậy nắp, nhưng không có gì. Còn tại phía Đông Nam của núi Đọ, người dân còn phát hiện khu mộ táng cổ thuộc giai đoạn Hán - Đường...

Có thể nói, núi Đọ với “vết chân tiên” từ lâu đã trở thành câu chuyện nhuốm màu cổ tích, “thực thực, hư hư”, đối với cư dân sinh sống dưới chân núi này hẳn đều rất tự hào, bởi đây được xem là nơi cư trú của người nguyên thủy. Và cả chúng tôi, những người đặt chân lên núi Đọ với những cảm xúc, khấp khởi chờ mong của người con khi tìm về cội nguồn của mình.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]