(vhds.baothanhhoa.vn) - Nằm trong quần thể cụm di tích lịch sử - văn hóa chùa Gia, phủ Mẫu, đền thờ Tô Hiến Thành, Trần Khát Chân (thôn Vĩnh Gia, xã Hoằng Phượng, Hoằng Hóa), đền Vĩnh Gia hiện còn lưu giữ 52 đạo sắc phong của nhiều triều đại.

Nơi còn lưu giữ 52 đạo sắc phong

Nằm trong quần thể cụm di tích lịch sử - văn hóa chùa Gia, phủ Mẫu, đền thờ Tô Hiến Thành, Trần Khát Chân (thôn Vĩnh Gia, xã Hoằng Phượng, Hoằng Hóa), đền Vĩnh Gia hiện còn lưu giữ 52 đạo sắc phong của nhiều triều đại.

Nơi còn lưu giữ 52 đạo sắc phong

Đền Vĩnh Gia là công trình kiến trúc được xây dựng từ thời nhà Lê, tọa lạc hướng Tây Nam, đền chính có cấu trúc chữ tam, mái cong, gồm tiền đường, trung đường và hậu cung. Cổng đền làm kiểu tứ trụ.

Nơi còn lưu giữ 52 đạo sắc phong

Đến năm 1972, do bom đạn của giặc Mỹ đánh phá cầu Hàm Rồng, tòa tiền đường, trung đường và cổng đền được trùng tu lại.

Nơi còn lưu giữ 52 đạo sắc phong

Căn cứ vào 52 đạo sắc phong từ thời Lê đến thời Nguyễn phong thần cho các vị thần được lưu giữ tại đền thì đền Vĩnh Gia thờ hai nhân vật lịch sử là Thái sư Tô Hiến Thành (thời Lý) và Lưỡng vệ Thượng tướng quân Trần Khát Chân (thời Trần).

Nơi còn lưu giữ 52 đạo sắc phong

Tô Hiến Thành (1102 - 1179) là bậc đại thần có tài trị nước, thẳng thắn, cương trực và biết dùng người. Không những là một võ quan giỏi, ông còn chú trọng cả văn hóa và sùng mộ Nho học. Trong các đạo sắc phong cho ông, triều đình đã dành nhiều mỹ tự để ca ngợi.

Nơi còn lưu giữ 52 đạo sắc phong

Lưỡng vệ quốc Thượng tướng quân Trần Khát Chân (1370 - 1399) gắn liền với chiến thắng quân xâm lược Chiêm Thành năm 1390 để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Nhân dân. Nhiều nơi lập đền thờ để tưởng nhớ vị tướng tài năng. Nhân dân gọi ông là “Đức Thánh Lưỡng” (tức Lưỡng vệ Thượng tướng quân).

Nơi còn lưu giữ 52 đạo sắc phong

Căn cứ vào các đạo sắc phong (16 đạo) của các triệu đình phong kiến và truyền thuyết ở địa phương cho biết “Khi Tô Hiến Thành chỉ huy đạo quân nhà Lý chống quân xâm lược Ai Lao, mở phòng tuyến đánh giặc tại vùng đất Ái Châu, một đêm nằm mộng thấy một vị thần đến báo mộng cho kế đánh giặc. Quả nhiên, khi tiến quân đều thắng trận. Tô Hiến Thành đã đề nghị nhà vua phong cho vị thần miếu hiệu là “Tiến hiền Thiên tôn” và trở thành Phúc thần của làng Vĩnh Gia. Từ đó, nhân dân thường gọi đền Vĩnh gia thờ “Tam vị đại vương”.

Nơi còn lưu giữ 52 đạo sắc phong

Một số đạo sắc phong được treo trong đền thờ.

Nơi còn lưu giữ 52 đạo sắc phong

Cùng với nhiều hiện vật quý còn lưu giữ, 52 đạo sắc phong (triều Lê 32 đạo sắc, triều Nguyễn 18 đạo sắc, triều Tây Sơn 2 đạo sắc), đã giúp đền thờ trở nên có giá trị hơn.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]