Ngày 18/5/2018 tại khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Tổng cục Du lịch (TCDL) tổ chức Hội thảo triển khai công tác quản lý nhà nước về Du lịch năm 2018. Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Sở Du lịch, Sở VHTTDL, Trung tâm xúc tiến du lịch các tỉnh, thành thuộc khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch

Ngày 18/5/2018 tại khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Tổng cục Du lịch (TCDL) tổ chức Hội thảo triển khai công tác quản lý nhà nước về Du lịch năm 2018. Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Sở Du lịch, Sở VHTTDL, Trung tâm xúc tiến du lịch các tỉnh, thành thuộc khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Toàn cảnh hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Thị Thanh Hương khẳng định: Du lịch được xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Đảng, Nhà nước và Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển; ngành Du lịch có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua, trong đó lượng khách du lịch quốc tế luôn duy trì mức tăng trưởng 30%,... Trong quá trình phát triển đã đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương cần tiếp tục tăng cường phối hợp trong công tác quản lý nhà nước. Theo đó, một trong những thách thức hiện hữu là số lượng nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương.

Theo ông Trịnh Xuân Tùng - Trưởng Phòng Quản lý Lữ hành, Sở Du lịch Hà Nội hiện Hà Nội có 1.064 doanh nghiệp lữ hành, quản lý 6.642 hướng dẫn viên trên địa bàn 29 quận, huyện trong khi nhân lực của Sở còn hạn chế và nguồn kinh phí thấp dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai công tác quản lý. Đồng quan điểm nêu trên, ông Trịnh Đăng Thanh - Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết, hiện Phòng Quản lý lưu trú của Sở có 5 người, tổ chức quản lý trên 1.200 cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn tỉnh, gây nên áp lực không nhỏ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước. Trong quá trình thực hiện Luật Du lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, hầu hết các địa phương đang gặp phải vướng mắc về mô hình quản lý khu du lịch. Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Quảng Trị Nguyễn Văn Chiến cho biết, Luật Du lịch 2017 quy định: Chính phủ tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia, UBND tỉnh, thành quản lý khu du lịch cấp tỉnh. Trong khi thực tế tại mỗi địa phương lại có các khu du lịch có quy mô khác nhau, vậy đơn vị nào thực hiện hồ sơ trình phê duyệt công nhận khu du lịch? Một số vấn đề khác cũng được đưa ra thảo luận tại hội thảo là tổ chức quản lý nhà nước đối với các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động có liên quan tới hoạt động du lịch như kinh doanh hàng lưu niệm, vận tải du lịch, dịch vụ ăn uống, quản lý dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch...; thiếu kinh phí tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho lực lượng hướng dẫn viên và thuyết minh viên; cơ chế giám sát và chế tài trong quá trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương; công tác thống kê hiệu quả kinh tế từ hoạt động du lịch tại mỗi địa phương... cũng được nhiều đại biểu nêu ra tại hội thảo.Triển khai công tác quản lý nhà nước về du lịch, kinh nghiệm của các địa phương đã được đưa ra thảo luận tại hội thảo: Vĩnh Phúc kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách, cơ chế tạo thuận lợi cho phát triển du lịch; Quảng Ninh triệt để thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động; Lào Cai tổ chức phối hợp liên ngành trong công tác thanh, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp; Lạng Sơn tăng cường phân cấp quản lý cho đơn vị cấp huyện; Hà Nội áp dụng thực hiện dịch vụ công mức độ 3 đối với 6 đầu mục về cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên quốc tế và nội địa...

Ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Hương khẳng định, trong thời gian tới TCDL sẽ tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, trao đổi với các địa phương nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, đồng thời đề nghị các địa phương chủ động đề xuất các giải pháp thực hiện công tác quản lý tại địa bàn và trên bình diện cả nước.

* Tại hội thảo, Chánh Văn phòng TCDL Vũ Quốc Trí thông tin Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Trong đó, nội dung về du lịch được Nghị quyết đề cập với các nội dung: Nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; định vị điểm đến nghỉ dưỡng biển có sức hấp dẫn cao; Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, gồm nhân lực quản lý, quản trị và lao động nghề; Phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú có chất lượng cao và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; Phát triển du lịch bền vững; Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; Nghiên cứu, đề xuất cải thiện quy định về thị thực.

Theo baodulich.net.vn


Theo baodulich.net.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]