(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong ngày đầu mở cửa đón khách du lịch quốc tế (15-3), chúng tôi về thăm Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, được tận mắt chứng kiến không khí nhộn nhịp, hào hứng của cán bộ, viên chức, người lao động Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ với công việc đón tiếp khách.

Thành Nhà Hồ: Điểm đến an toàn và hấp dẫn

Trong ngày đầu mở cửa đón khách du lịch quốc tế (15-3), chúng tôi về thăm Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, được tận mắt chứng kiến không khí nhộn nhịp, hào hứng của cán bộ, viên chức, người lao động Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ với công việc đón tiếp khách.

Thành Nhà Hồ: Điểm đến an toàn và hấp dẫnThành Nhà Hồ. Ảnh: CAO ĐẠI

Gặp du khách Hồ Thị Giang công tác tại Công ty xuất nhập khẩu lao động và du học Kim Cương Mai Linh (Nghệ An), được biết, chị xuất phát từ 3h sáng để đến Thành Nhà Hồ. Chị chia sẻ: “Về đây ai cũng cảm nhận cha ông quá tài giỏi, có tầm nhìn xa trông rộng khi xây dựng Thành Nhà Hồ. Mặc dù tòa thành đã qua hơn 6 thế kỷ nhưng tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng với các tảng đá lớn không hề đơn giản. Nếu bằng công cụ thô sơ mà người thợ có thể chuyển những khối đá nặng trên chục tấn lên cao 8-10m, xếp chồng khít với nhau mà không dùng bất kỳ chất kết dính nào thì quả là kinh ngạc”...

Theo ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mai Linh, hướng về cội nguồn, nhất là đến Thành Nhà Hồ luôn là niềm tự hào cho các thế hệ cán bộ là lãnh đạo tập đoàn. Do đó hàng năm, tập đoàn đều tổ chức những chuyến đi về đây dâng hương, vãn cảnh, nhằm giáo dục con cháu nỗ lực, phấn đấu rèn luyện để xứng đáng với truyền thống của cha ông... Năm 2022 Hội đồng họ Hồ Việt Nam, Hội đồng họ Hồ Thanh Hóa cùng với Hội Di sản cổ vật Thanh Hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ phối hợp tổ chức kỷ niệm 600 ngày mất của Hoàng đế Hồ Quý Ly.

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc quân sự kỳ vĩ, đặc sắc nhất bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn có một không hai, vừa là trung tâm quyền lực của nước ta những năm cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật, ngày 27-6-2011, Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Theo ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ: Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy di sản luôn được tỉnh Thanh Hóa chú trọng, trong đó có việc triển khai kế hoạch bảo tồn, phát huy hiệu quả di sản gắn với phát triển du lịch. Đồng thời thực hiện nhiều cuộc khai quật và đã tìm thấy nhiều kiến trúc, hiện vật quý, góp phần rất lớn trong việc trùng tu, tôn tạo tòa thành. Nếu trước đây khi du khách đến Thành Nhà Hồ chủ yếu là ngắm thành, giờ đây đã có xe điện đưa đi tham quan toàn bộ khu di sản, thăm nhà cổ, hố khảo cổ và các di tích tâm linh như chùa Giáng, chùa Thông... Sản phẩm du lịch phục vụ khách ngày càng phong phú hơn. Vì thế, trung bình mỗi năm trung tâm đón hơn 130.000 lượt khách. Năm 2022 với chính sách mở cửa du lịch quốc tế, dự kiến trung tâm sẽ đón được hơn 135.000 khách. Nhằm kích cầu du lịch, ngoài thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, trung tâm sẽ giảm phí tham quan và đa dạng hóa các sản phẩm, nhằm phục vụ nhu cầu của du khách.

Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]