(vhds.baothanhhoa.vn) - Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đến với Trường Lệ (TP Sầm Sơn) du khách còn được tham quan một phức hợp di sản văn hóa vật thể độc đáo, giàu giá trị.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đến với Trường Lệ (TP Sầm Sơn) du khách còn được tham quan một phức hợp di sản văn hóa vật thể độc đáo, giàu giá trị.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Dạo bước trên những cung đường quanh co, phủ bằng sắc xanh bạt ngàn của cánh rừng thông, bạch đàn..., du khách được hòa mình vào một không gian thoáng đãng, tươi mát, khiến cho mọi mệt mỏi, phiền muộn dường như tan biến.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Những cung đường trên dãy Trường Lệ ngập trong sắc màu xanh ngát.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, du khách khi đến Trường Lệ còn được tham quan một phức hợp di sản văn hóa vật thể độc đáo, giàu giá trị.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Về nơi đây, du khách được đắm mình trong huyền thoại của đá và núi. Một Hòn Trống Mái tình tứ, lãng mạn ngự trên dãy Trường Lệ; một đền Độc Cước uy nghi thể hiện khát vọng hòa bình, chế ngự giặc dã, bảo vệ sự bình yên cho người dân; một đền Cô Tiên chênh vênh trên vách núi, hữu tình mà ẩn chứa bao điều kì bí. Hay một đền thờ Tô Hiến Thành linh thiêng.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Sừng sững Trường Lệ bao đời đổ bóng xuống tâm thức dân gian tượng hình là Bà Mẹ Núi. Truyện kể rằng: Tại ngọn núi này xưa kia có một người phụ nữ đã qua đời sau khi sinh con, cậu bé có khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, lớn nhanh như thổi, sức khỏe phi thường. Thương mẹ, cậu bé nhặt đất đá đắp lên thi hài mẹ để nấm mồ lớn dần thành Núi Trường Lệ. Cậu bé đó trưởng thành trở thành một tràng trai khổng lồ, dũng cảm, phi thường, cùng Nhân dân làng chài đánh tan loài quỷ biển, về sau trở thành thần Độc Cước.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Truyền thuyết đất này là bản anh hùng ca chiến trận, ngợi ca những người con làng biển không tên và có tên như Độc Cước, chàng trai đã tự xẻ thân mình ra làm hai nửa vì cuộc sống bình yên của dân làng. Một nửa người, thần theo bè mảng cùng dân chài ra khơi đánh cá và chống lại bầy quỷ biển, nửa còn lại ở lại đất liền bảo vệ dân lành khỏi bị quỷ hãm hại. Ngôi đền cổ kính, linh thiêng có tượng thần ngự ở đầu non, dõi nhìn ra biển lớn luôn sáng soi trong tâm thức mỗi người, như ngọn hải đăng dẫn lối cho thuyền bè vào lộng ra khơi cập bến an toàn, tôm cá đầy khoang.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Men theo con đường nhỏ, lên đỉnh Trường Lệ, du khách có thể nhìn ngắm đảo xa gần, thu vào tầm mắt hình ảnh đoàn thuyền đánh cá thoắt ẩn, thoắt hiện trên sóng và hít thở không khí biển tinh khiết, mát dịu.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Giữa đỉnh núi Trường Lệ là hình hài của Hòn Trống Mái. Hình ảnh này gắn với câu chuyện tình sâu sắc, lãng mạn về cặp vợ chồng nghèo hóa đá và Lễ hội tình yêu độc đáo của thành phố biển.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Trên dãy Trường Lệ còn có một đền Cô Tiên nằm trên đỉnh hòn Đầu Voi. Truyện xưa kể rằng, ngôi đền này thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu nhân độ thế. Cô gái vì không nghe lời cha nên bị đuổi ra khỏi nhà. Sau đó cô đem lòng yêu và lấy một chàng trai nghèo hiền lành, tốt bụng tên là Côi. Cuộc sống đang êm ả trôi đi trong hạnh phúc thì nàng bị bệnh hủi (bệnh phong). Hai vợ chồng đã đi khắp nơi chữa bệnh nhưng không khỏi. Bỗng một hôm có một bà lão xuất hiện đã chạy chữa cho nàng. Bà lên núi hái lá nam về hòa cùng với nước được lấy từ Vụng tiên. Cô gái khỏi bệnh. Bà cụ ra đi để lại cho cô gái một giỏ mây đựng đầy lá thuốc và một tay nải che mưa, nắng.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Một lần 2 vợ chồng đi chữa bệnh về khuya gặp trời mưa to, nhớ lời bà cụ dặn lấy tay nải ra che mưa và thiếp đi lúc nào không biết. Sáng mai khi tỉnh dậy 2 vợ chồng thấy mình đang nằm trong một ngôi nhà 3 gian khang trang, sạch sẽ. Từ đó họ ở lại ngôi nhà và hằng ngày đi hái lá thuốc nam trên núi về chữa bệnh cho mọi người trong vùng. Một buổi sáng đẹp trời 2 vợ chồng ăn mặc rất đẹp, dắt tay nhau đi lên đỉnh núi và từ ấy không quay trở về. Dân làng đồn rằng, nàng chính là tiên nữ giáng trần. Ngôi nhà của vợ chồng được Nhân dân trong vùng hương khói thờ phụng quanh năm.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Phía Đông Bắc dãy Trường Lệ là đền thờ Tô Hiến Thành. Ông làm quan dưới ba triều Vua Lý, từ Lý Thần Tông, Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Ông giữ nhiều trọng trách quan trọng của đất nước như: Thái Úy, Thái Phó Bình chương quân quốc trọng sự Tước vương, lập được nhiều công lao cho đất nước.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Và nổi tiếng là một vị tướng tài ba, văn võ song toàn và được các nhà sử học đời sau hết lời ca ngợi về tấm lòng vì dân, vì nước. Sau khi ông mất, Nhân dân nhiều nơi đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài ba này.

Về Sầm Sơn ngắm núi thiêng Trường Lệ

Được ví như người con gái đẹp ngủ quên bên cánh sóng, vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ cùng với hệ thống quần thể thắng tích mang đậm màu sắc huyền thoại của dãy Trường Lệ đã làm xốn xang biết bao du khách mỗi khi đặt chân đến mảnh đất này.

Hoài Thu - Hoàng Đông


Hoài Thu - Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]