Khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 đạt 8.480.993 lượt khách, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 6.658.268 lượt khách (tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2018); khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 139.164 lượt khách (giảm 19,9% so với cùng năm 2018); khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 1.683.561 lượt khách (tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2018).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Việt Nam đón trên 8,48 triệu lượt khách trong 6 tháng

Khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 đạt 8.480.993 lượt khách, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 6.658.268 lượt khách (tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2018); khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 139.164 lượt khách (giảm 19,9% so với cùng năm 2018); khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 1.683.561 lượt khách (tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2018).

Theo số liệu thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 6/2019 đạt 1.185.445 lượt khách, tăng 0,2% so với tháng 6/2018. Trong đó lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 936.370 lượt khách, chiếm 79% (giảm 5,1% so với tháng 6/2018); khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 9.147 lượt khách, chiếm 0,8% (giảm 43,1% so với tháng 6/2018); khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 239.928 lượt khách, chiếm 20,2% (tăng 32,7% so với tháng 6/2018).

So với cùng kỳ năm 2018, trong 6 tháng đầu năm, đa số các thị trường khách tăng, trong đó: Thái Lan tăng 45,4%; Đài Loan tăng 27%; Indonesia tăng 21,9%; Hàn Quốc tăng 21,3%; Philippines tăng 20,4%; Nhật Bản tăng 12,8%; Malaysia tăng 12,6%; Italy tăng 10,7%; Đan Mạch tăng 9,5% và Na Uy tăng 8,5%. Bên cạnh đó, một số thị trường khách giảm như: Campuchia giảm 51%; Lào giảm 23%; Phần Lan giảm 10,1%; Hồng Kông giảm 8,2%; Trung Quốc giảm 3,3% và Úc giảm 0,3%...

Trong 6 tháng qua, du lịch Việt Nam đón và phục vụ 45,5 triệu lượt khách du lịch nội địa, trong đó có 22,9 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 338.200 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong thành tích chung đó lượng khách du lịch tại các địa phương trong 6 tháng đầu năm 2019 cũng có nhiều tích cực, đó là các tỉnh thành phố như: Đà Nẵng phục vụ trên 2,72 lượt khách lưu trú, tăng 21%, trong đó khách quốc tế đạt 1,76 triệu lượt khách (tăng 29%); Kiên Giang đón gần 4,3 triệu lượt khách (tăng 9%) trong đó khách quốc tế đạt 405.500 lượt khách (tăng 28,2%), tổng thu từ du lịch đạt 4.268 tỷ đồng (tăng 42,6%); TP.HCM đón 4.251.000 lượt khách quốc tế, tổng thu từ du lịch đạt 73.000 tỷ đồng; Hà Nội đón 14,4 triệu lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt hơn 3,3 triệu lượt, khách nội địa ước đạt 11,1 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 50 nghìn tỷ đồng (tăng 29,8%); Khánh Hòa đón 3,4 triệu lượt khách du lịch (tăng hơn 11%), trong đó khác quốc tế đạt 1,7 triệu lượt (tăng 24%), tổng thu từ du lịch ước đạt hơn 11 nghìn tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ); Ninh Bình đón gần 5,4 triệu lượt khách (tăng 2,17%) trong đó khách nội địa đạt gần 4,94 triệu lượt khách (tăng 2%), khách quốc tế đạt 452.710 lượt khách (tăng 4,1%), tổng thu từ khách du lịch đạt 2.329 tỷ đồng (tăng trên 14%)...

Trong tháng 6/2019, nhiều địa phương triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ 4.0 trong xúc tiến quảng bá du lịch. Cụ thể, Đồng Nai khai trương ứng dụng du lịch thông minh nhằm cung cấp cho du khách các thông tin về điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Đồng Nai với gần 20 điểm du lịch đang khai thác và hơn 125 cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng, nhà hàng, khu vui chơi, mua sắm, dịch vụ đi lại; Quảng Bình phối hợp Google triển khai chiến dịch quảng bá các điểm đến du lịch hàng đầu tại Quảng Bình trên Youtube và Google Arts & Culture.

Mặc dù hiện nay đang vào mùa thấp điểm về khách du lịch quốc tế, nhưnglượng khách đến Việt Nam vẫn đạt 7,5% và đang duy trì tăng trưởng theo hướng bền vững. Tuy nhiên với mục tiêu đạt 18 triệu khách du lịch quốc tế năm 2019, đang đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của toàn ngành trong việc xúc tiến quảng bá ở các thị trường truyền thống, cũng như các thị trường trọng điểm. Cùng với đó là các giải pháp kích cầu du lịch, chính sách phù hợp với từng thị trường và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, các địa phương trong việc triển khai các hoạt động du lịch theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn...

Thực hiện nhiệm vụ tháng 7 năm 2019, TCDL tập trung triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ các địa phương biên giới phát triển du lịch kết hợp với bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số. Đồng thời, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương hoàn thiện Báo cáo 2 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bên cạnh đó, TCDL tập trung hoàn thiện và trình thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL do Bộ VHTTDL ban hành ngày 15/12/2017 Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Tổ chức lễ vinh danh và trao giải thưởng du lịch Việt Nam năm 2019; Tổ chức hội thảo và họp nhóm công tác 3 nước lấy ý kiến về Kế hoạch phát triển du lịch khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam; Tổ chức chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam tại Đài Loan; Tổ chức đón đoàn doanh nghiệp và báo chí từ thị trường Úc và Indonisia đến khảo sát du lịch Việt Nam...

- Tính đến hết tháng 6/2019, cả nước có 2.297 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó 856 doanh nghiệp cổ phần, 27 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 1.414 công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân.

- Trong tháng 6/2019, đã hướng dẫn cấp 1.463 thẻ HDV du lịch (trong đó, cấp mới 588 thẻ, đổi 874 thẻ). Hiện cả nước có 25.330 HDV du lịch đã được cấp thẻ, trong đó có 16.052 HDV quốc tế, 8.814 HDV nội địa, 464 HDV tại điểm.

Theo baodulich.net.vn


Theo baodulich.net.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]