(vhds.baothanhhoa.vn) - OCOP là chương trình phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ, có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị.

Phát huy các sản phẩm tiềm năng thực hiện Chương trình OCOP

OCOP là chương trình phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ, có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị.

Phát huy các sản phẩm tiềm năng thực hiện Chương trình OCOPCông ty CP Xây dựng và thương mại Phong Cách Mới (Quảng Xương) áp dụng công nghệ của Nhật Bản để sản xuất sản phẩm OCOP dưa lưới.

Trong 3 năm qua, thực hiện Chương trình OCOP, Thanh Hóa đã có 90 xã, thị trấn ở 24 huyện, thị xã, thành phố với 103 chủ thể tham gia ở các nhóm hàng thực phẩm, thủ công mỹ nghệ và thảo dược. Trên toàn tỉnh đã có 158 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 40 sản phẩm 2 sao và 117 sản phẩm 3 sao. Nhiều sản phẩm đã được xây dựng từ lợi thế và truyền thống của địa phương, như: mật ong rừng ở các huyện Thạch Thành, Thường Xuân, Triệu Sơn; thảm cói trải sàn, chiếu dệt thủ công, hộp đựng đồ và túi du lịch (Nga Sơn); nước nắm, mắm tôm, mắm tép Lê Gia (Hoằng Hóa); nước mắm Cự Nham (Quảng Xương); gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang (Hà Trung)... Cùng với đó, một số sản phẩm được ứng dụng công nghệ vào sản xuất đã mang lại giá trị kinh tế cao như: dưa lưới Taki và dưa chuột baby của Công ty CP Xây dựng và thương mại Phong Cách Mới (Quảng Xương), dưa kim hoàng hậu Thiên Trường 36 (Đông Sơn),... Trong số đó, phong phú nhất là các sản phẩm đông trùng hạ thảo tươi, khô của các thương hiệu Đăng Khoa (Nga Sơn), Lạch Trường (Hoằng Hóa)...

Tham gia chương trình, nhiều chủ thể đã tạo thêm việc làm cho hàng chục lao động địa phương, như: Hợp tác xã nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn), Công ty Cổ phần Thực phẩm và thương mại, dịch vụ Lê Gia... Nhiều huyện, thị xã đã có từ 13-19 sản phẩm OCOP: Nga Sơn (19 sản phẩm), thị xã Nghi Sơn (16 sản phẩm), Hoằng Hóa (12 sản phẩm), Quảng Xương (10 sản phẩm).

Tuy nhiên, so với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh thì kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình OCOP được đánh giá vẫn còn khiêm tốn. Trên thực tế, nhiều địa phương vẫn còn ít sản phẩm OCOP, chưa tương xứng với tiềm năng, như: Mường Lát 1 sản phẩm, Bá Thước 3 sản phẩm, TP Sầm Sơn 1 sản phẩm... Để đạt mục tiêu năm 2022 có ít nhất 1 sản phẩm OCOP 5 sao, trên 120 sản phẩm OCOP 3 đến 4 sao, xây dựng được 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP... ngành chức năng và các địa phương còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa, nhất là phát triển các sản phẩm tiềm năng sẵn có, như: chiếu Nga Sơn, mía Đường Chèo (Hà Trung), quế (Thường Xuân), luồng (Lang Chánh); các sản phẩm mộc nghề Đạt Tài, đan lát (Hoằng Hóa); nghề dệt thổ cẩm ở khu vực miền núi,...

Theo ông Phan Xuân Hùng, Tổ trưởng Tổ Quản lý Chương trình OCOP (Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh) thì: Mỗi huyện, thị xã, thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của chủ thể về Chương trình OCOP. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể tham gia chương trình. Bên cạnh đó, cần định hướng phát triển sản phẩm OCOP theo hướng khai thác nguyên liệu có lợi thế địa phương. Đặc biệt là việc chú trọng đến cơ chế chính sách hỗ trợ chủ thể tham gia phát triển sản phẩm.

Vừa qua, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ 75 triệu đồng/sản phẩm OCOP khi được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận, đồng thời tiếp tục khen thưởng 20 triệu đồng/sản phẩm 3 sao, 40 triệu đồng/sản phẩm 4 sao và 80 triệu đồng/sản phẩm 5 sao. Đây là động lực to lớn thúc đẩy các chủ thể tích cực đổi mới, sáng tạo xây dựng sản phẩm OCOP để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đó cũng là đích đến của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]