(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Thường Xuân đã có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần đưa số hộ nghèo của huyện từ 4,99% năm 2020 giảm còn 2,71% vào cuối năm 2021.

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thường Xuân: Đồng hành cùng mục tiêu giảm nghèo bền vững

Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Thường Xuân đã có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần đưa số hộ nghèo của huyện từ 4,99% năm 2020 giảm còn 2,71% vào cuối năm 2021.

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thường Xuân: Đồng hành cùng mục tiêu giảm nghèo bền vững

Buổi giải ngân vốn của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Thường Xuân.

Chị Lê Thị Nguyệt, thôn Phú Vinh xã Ngọc Phụng, ao ước có được số vốn nho nhỏ để đầu tư chăn nuôi trên chính mảnh đất vườn, rộng 8 sào của gia đình mình. Đầu năm 2022, thông qua sự bảo lãnh của tổ vay vốn thôn Phú Vinh, chị Nguyệt được Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thường Xuân xét duyệt và giải ngân số tiền 100 triệu đồng. Từ nguồn vốn được vay, chị đã đầu tư mua gần 8.000 con gà thịt, xây 2 khu chuồng nuôi lợn thịt và lợn nái sinh sản.

Chị Nguyệt cho biết: Nhờ tiếp cận nguồn vốn cũng như được trang bị kiến thức chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh nên đàn lợn của gia đình gồm 4 con lợn thịt, 2 lợn nái sinh sản và đàn gà đang phát triển tốt. Riêng đàn gà thịt của gia đình cũng sắp đến ngày xuất chuồng, với giá thương lái đang mua 60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng.

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thường Xuân: Đồng hành cùng mục tiêu giảm nghèo bền vững

Đàn gà 8.000 con của chị Lê Thị Nguyệt được mua từ nguồn vốn vay 100 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội

Nhờ nguồn vốn vay 200 triệu đồng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thường Xuân, anh Lương Ngọc Lai, thôn Tiến Hưng 2, xã Luận Thành đã thực hiện chăn nuôi kết hợp trồng trọt theo chuỗi khép kín gồm: nuôi gà, lấy phân gà để nuôi giun quế, lấy phân giun quế để trồng dưa vàng và các loại rau, củ, quả. Đây là hướng phát triển mới giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tận dụng được thức ăn sẵn có, rút ngắn chu kỳ đầu tư, tránh tác động xấu từ biến động của thị trường.

Theo anh Lai, năm 2019, anh đã đầu tư xây dựng dự án “Trang trại xanh 3 sạch” với số vốn gần 2 tỷ đồng, nuôi thêm gà ri thả vườn, trồng dưa vàng an toàn trong nhà lưới, trồng nhiều loài cây ăn quả và trồng rừng. Hiện tại trang trại của anh ngày càng được mở rộng với hàng chục nghìn con gà mỗi lứa, 3 sào dưa vàng trong nhà lưới, khu nhà nuôi giun quế, 4,5 ha rừng trồng keo và một số cây ăn quả khác.

“Trang trại xanh 3 sạch” trồng rau, củ, quả, chăn thả gà và nuôi giun quế đem lại thu nhập mỗi năm từ 150 - 200 triệu đồng là thành quả sau nhiều năm cố gắng của thanh niên Lương Ngọc Lai. Đặc biệt, với trang trại này, anh đã được nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ XV năm 2020. Năm 2022, anh là 1 trong số 94 cán bộ đoàn tiêu biểu đạt giải thưởng Lý Tự Trọng.

Anh Lai cho biết: Để đạt được thành công như ngày hôm nay, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, thì đồng vốn là một trong những yếu tố và điều kiện vô cùng quan trọng để anh thực hiện thành công mô hình phát triển kinh tế theo ý tưởng, mơ ước trên chính mảnh đất quê hương mình.

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thường Xuân: Đồng hành cùng mục tiêu giảm nghèo bền vững

Nhờ tiếp cận gói tín dụng 200 triệu đồng, mô hình chăn nuôi, kết hợp trồng trọt theo chuỗi khép kín của anh Lương Ngọc Lai đem lại thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm.

Ngoài chị Nguyệt, anh Lai còn nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Xuân sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay của NHCSXH đều sử dụng hiệu quả, giúp kinh tế gia đình phát triển và trở thành hộ khá giả. Với lãi suất thấp, thời gian vay kéo dài, các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách là cơ hội giúp người nghèo tiếp cận với vốn vay nhanh chóng, thuận tiện để phát triển kinh tế gia đình. 6 tháng đầu năm 2022, NHCSXH huyện đã giải ngân cho hơn 2.300 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn huyện với số tiền hơn 118 tỷ đồng.

Đánh giá hiệu quả của vốn tín dụng chính sách trong công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện, ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc NHCSXH huyện Thường Xuân cho biết: Đa số các hộ được vay vốn đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thoát nghèo. Nhiều hộ nghèo đã xây dựng mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu, trở thành tấm gương cho các hộ khác học tập, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong phong trào giảm nghèo bền vững.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]