(vhds.baothanhhoa.vn) - Xã Na Mèo (Quan Sơn) có 21km đường biên giới chung với cụm Mường Xôi, Mường Pùn và Nặm Ngà (Lào), nơi đây tập trung 4 dân tộc anh em sinh sống (Mông, Thái, Mường, Kinh) trải dài ở 9 thôn, bản. Na Mèo còn lưu giữ, bảo tồn được ngôn ngữ chữ viết của dân tộc Mông và dân tộc Thái. Các trò chơi, trò diễn dân gian, môn thể thao dân tộc được duy trì, phát huy. Một số nghề truyền thống như đúc, rèn, đan lát, thêu, dệt thổ cẩm được người dân lưu giữ và phát triển. Nhờ vậy mà Na Mèo là một trong những xã có đời sống văn hóa đa sắc màu nơi miền đất biên cương của Tổ quốc.

“Sức sống mới” ở xã biên giới Na Mèo

Xã Na Mèo (Quan Sơn) có 21km đường biên giới chung với cụm Mường Xôi, Mường Pùn và Nặm Ngà (Lào), nơi đây tập trung 4 dân tộc anh em sinh sống (Mông, Thái, Mường, Kinh) trải dài ở 9 thôn, bản. Na Mèo còn lưu giữ, bảo tồn được ngôn ngữ chữ viết của dân tộc Mông và dân tộc Thái. Các trò chơi, trò diễn dân gian, môn thể thao dân tộc được duy trì, phát huy. Một số nghề truyền thống như đúc, rèn, đan lát, thêu, dệt thổ cẩm được người dân lưu giữ và phát triển. Nhờ vậy mà Na Mèo là một trong những xã có đời sống văn hóa đa sắc màu nơi miền đất biên cương của Tổ quốc.

“Sức sống mới” ở xã biên giới Na MèoBản Sa Ná, xã Na Mèo hôm nay.

Trưởng bản Ché Lầu, ông Thao Văn Lâu cho biết: Bản có 65 hộ, hơn 300 nhân khẩu, với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, đây là bản người Mông đầu tiên ở thời điểm hiện tại của huyện Quan Sơn được công nhận là bản văn hóa. Thực hiện dự án hỗ trợ phát triển thuộc Chương trình 30a và nhân rộng mô hình giảm nghèo, năm 2020 xã tiến hành triển khai xây dựng mô hình trồng vầu, thu hút gần 40 hộ dân trong bản tham gia. Với ý chí vươn lên, bà con đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất, đồng thời từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, từ đó góp phần giảm được tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân.

Ba năm sau trận lũ quét tang thương, cướp đi hàng chục sinh mạng cùng nhiều tài sản mà bà con bao năm mới tích cóp được, bản Sa Ná nay đã khoác lên mình một màu áo mới, người dân cùng nhau trồng lúa, hoa màu, tái thiết cuộc sống. Sau trận lũ lịch sử, bà con trong bản nhận được nguồn ngân sách và hỗ trợ của nhà hảo tâm. Một phần quả đồi Pom Ngồ (cách bản cũ gần 1km) rộng 2,8 ha được sử dụng làm nơi tái định cư cho 51 hộ dân bị ảnh hưởng. Sa Ná giờ được đầu tư hạ tầng giao thông rất đồng bộ. Hệ thống trường tiểu học, mầm non được xây dựng khang trang. Năm 2020 Sa Ná vinh dự đón nhận danh hiệu bản nông thôn mới kiểu mẫu.

“Sức sống mới” ở xã biên giới Na MèoĐời sống người dân trên địa bàn xã biên giới Na Mèo được nâng lên rõ rệt.

Trưởng bản Sa Ná Ngân Văn Kẻm hồ hởi cho biết, cuộc sống bà con nay đã khấm khá hơn trước rất nhiều, giờ hầu như nhà nào cũng có tivi, internet. Từ khi khu tái định cư được hình thành trên đỉnh Pom Ngồ cũng là lúc các loại cây ăn quả như mít, nhãn, bưởi da xanh... được trồng, một số loại quả đã cho thu hoạch. Đặc biệt, vừa rồi huyện và tỉnh đã thực hiện chương trình sinh kế với mô hình chăn nuôi gà cho bà con bằng cách hỗ trợ giống gà cho 66 hộ gia đình Sa Ná (cả khu cũ và khu mới) để phát triển kinh tế.

Ông Lương Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Na Mèo cho biết, với xuất phát điểm thấp, địa hình đồi núi cao, lại bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Một số thôn, bản thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt, trong khi nguồn lực đầu tư tại địa phương rất thấp… là “rào cản” rất lớn cho xã. Dù vậy, đến nay đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã từng bước được nâng lên rõ rệt, diện mạo nông thôn ở các bản đã đổi thay. Hiện xã Na Mèo có 5/9 bản đã đạt chuẩn nông thôn mới, để địa phương thực sự phát triển về mọi mặt, thời gian qua hạ tầng cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, điển hình như một số công trình: đường giao thông từ bản Son đi bản Ché Lầu, kè chống sạt lở bản Bo Hiềng, Xộp Huối… Người dân được tập huấn, hướng dẫn và biết cách áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, đem lại năng suất và chất lượng cao các loại cây trồng.

Bài và ảnh: Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]