(vhds.baothanhhoa.vn) - Huyện Thạch Thành có khoảng 14,3 vạn người, chủ yếu 2 dân tộc anh em Kinh, Mường cùng sinh sống ở 25 xã, thị trấn, trong đó dân tộc Mường chiếm 52,98%. Những năm qua, huyện luôn xác định thực hiện tốt các chính sách dân tộc để giúp đồng bào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thay đổi tích cực theo hướng nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng cao.

Thạch Thành: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Thạch Thành có khoảng 14,3 vạn người, chủ yếu 2 dân tộc anh em Kinh, Mường cùng sinh sống ở 25 xã, thị trấn, trong đó dân tộc Mường chiếm 52,98%. Những năm qua, huyện luôn xác định thực hiện tốt các chính sách dân tộc để giúp đồng bào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thay đổi tích cực theo hướng nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng cao.

Thạch Thành: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sốMô hình chăn nuôi dê của gia đình anh Trương Văn Long, thôn Cẩm Bộ, xã Thành Minh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn từ năm 2018 đến 2025, huyện Thạch Thành đã và đang đầu tư xây dựng 71 công trình thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống cho Nhân dân tại các thôn đặc biệt khó khăn và các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có 3 công trình duy tu, bảo dưỡng, 68 công trình xây mới, với tổng đầu tư trên 45 tỷ đồng. Các công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng đều phát huy có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, huyện đang thực hiện 9 dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, như: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS, gắn với phát triển du lịch...

Cùng với đó, các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó tập trung thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là Chương trình 135; chính sách đối với người có uy tín; chính sách hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; vay vốn sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm... Sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng tăng năng suất, giá trị, hiệu quả; phát triển kinh tế hàng hóa theo hướng liên doanh, liên kết, đảm bảo vệ sinh môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT) cho người dân được quan tâm.

Hàng năm, huyện đã phối hợp với các phòng, ban liên quan, các trung tâm giáo dục cộng đồng các xã, thị trấn mở hàng trăm lớp tập huấn cho hàng nghìn lượt người dân tham gia, góp phần nâng cao năng lực, kiến thức KHKT, hiểu biết pháp luật và nâng cao dân trí cho các bộ cơ sở và người vùng đồng bào DTTS. Việc thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước ở vùng đồng bào DTTS đã góp phần tạo nên chuyển biến mới trên tất cả các mặt đời sống xã hội. Kinh tế phát triển, bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống của người dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và công trình phúc lợi của Nhân dân ngày càng hoàn thiện, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới. Hết năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 53,6 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,05%. Đến nay, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Thạch Thành không còn hộ đói; giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc trong huyện.

Thời gian tới, huyện Thạch Thành tiếp tục tập trung vào các mục tiêu, như: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS theo hướng bền vững; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng đồng bào DTTS để phát triển kinh tế; quan tâm, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ là người DTTS; giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc...

Bài và ảnh: Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]