(vhds.baothanhhoa.vn) - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nước ta, trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục và cuộc sống con người. Đứng trước những cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 mang lại, nhiều trường nghề đang có sự tích cực trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Các trường nghề trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nước ta, trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục và cuộc sống con người. Đứng trước những cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 mang lại, nhiều trường nghề đang có sự tích cực trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường.

Sẽ lạc hậu nếu chậm thay đổi

Thị trường lao động sẽ có những thay đổi lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,khi mà các công việc giản đơn sẽ dần bị thay thế bởi robot và yêu cầu làm chủ công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại ngày càng cao. Chính vì thế Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa đã đầu tư nhiều tỷ đồng để mua sắm, đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại như: Máy tiện CNC công nghệ cao, Robot hàn tự động... để phục vụ cho công tác dạy nghề, tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng thực hành, qua đó dễ bắt nhịp với công việc thực tế sau khi ra trường.

Ông Hà Hữu Tĩnh - Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề công nghiệp Thanh Hóa cho biết: Hàng năm nhà trường đều sắp xếp, lựa chọn cán bộ giáo viên nhà trường đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới; đồng thời điều chỉnh, chỉnh sửa giáo trình đào đạo cho phù hợp với yêu cầu đào tạo trong tình hình mới. Nhà trường cũng đã bổ sung thêm nhiều máy móc, thiết bị mới để đáp ứng CMCN 4.0.

Thực tế, nếu không đổi mới sẽ bị tụt hậu, và khi đó các trường dạy nghề sẽ rất khó khăn trong công tác tuyển sinh. Vì vậy, những nỗ lực của các nhà trường là dễ hiểu trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn thách thức đối với các trường nghề, trong đó quan trọng nhất là nguồn vốn để đầu tư, đổi mới trang thiết bị dạy học.

Nhiều trường nghề đang thay đổi cách thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0.

Tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp

Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên rèn luyện kỹ năng lao động thực tế đang là hướng đi của các trường nghề hiện nay. Qua đó, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa chất lượng nguồn nhân lực và yêu cầu của doanh nghiệp, tăng cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Hiệu trưởng Trường TC Nghề Nga Sơn (huyện Nga Sơn) cho biết: Tập trung để đón đầu cuộc CMCN 4.0, nhà trường đã tập trung xây dựng chất lượng đội ngũ giáo viên có trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin; định hướng đào tạo trước mắt theo hướng đổi mới phương pháp đào tạo truyền thống, ứng dụng công nghệ, tiếp cận công nghệ tiên tiến và tăng cường kết nối với các doanh nghiệp để giáo viên và học sinh có điều kiện tiếp cận với những thiết bị máy móc hiện đại đồng thời rèn luyện tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu đào tạo trong tình hình mới. Những năm qua Trường TC Nghề Nga Sơn đã thực hiện kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Tổng Công ty Lilama 5, Công ty Sông Đà, Công ty CPCN Tàu thủy Đông Bắc, Công ty May Winner Vina, MF Vina... khá tốt, hiện nay tất cả các học sinh nhà trường đều đã được các công ty đến ký hợp đồng tuyển dụng làm việc, học sinh ra trường đều có việc làm ổn định...

Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nước có năng suất lao động thấp so với khu vực và thế giới. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào dần dần không còn là lợi thế của quốc gia, thậm chí có thể trở thành gánh nặng, khi mà chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Do vậy, đổi mới công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng cuộc CMCN 4.0 là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Thầy Trần Đăng Thành - Hiệu trưởng Trường Kỹ nghệ Thanh Hóa:

Cần xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ ngoại ngữ và IT

“Để thích ứng với cuộc Cách mạng 4.0, riêng với Trường Kỹ nghệ Thanh Hóa, chúng tôi tập trung nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên và hướng đến những nghề mũi nhọn là các nghề liên quan tới công nghệ thông tin. Khi công nghệ 4.0phát triển thì sinh viên tốt nghiệp cáctrường nghề sẽ dễ đứng trước nguy cơ mất việc làm bởi tính hiệu quả và năng suất lao động chưa đáp ứng được, vì nó liên quan đến tự động hóa nhiều. Điều đó đòi hỏi kỹ năng đào tạo cần sự thay đổi, đội ngũ giáo viên phải có trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Nắm được những thuận lợi và khó khăn ấy, Trường Kỹ nghệ Nghề Thanh Hóa đang tiến hành khôi phục những ngành nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ, những nghề mà đòi hỏi cả cảm xúc, văn hóa, kinh nghiệm, và máy móc không làm thay. Nói như thế để thấy cuộc cách mạng 4.0 là một thách thức với các trường nghề nói chung”. (T.H)

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]