(vhds.baothanhhoa.vn) - Có thể ai đó sẽ nghĩ đó là bức biếm họa, còn tôi chỉ coi đó là bức tranh rất đúng với tình hình học online hiện nay. Rõ ràng đây là xu thế của thời đại, là sự thử thách hay thích ứng trong hoàn cảnh đại dịch đang đe dọa tính mạng con người.

Để trẻ được “bắt sóng”

Có thể ai đó sẽ nghĩ đó là bức biếm họa, còn tôi chỉ coi đó là bức tranh rất đúng với tình hình học online hiện nay. Rõ ràng đây là xu thế của thời đại, là sự thử thách hay thích ứng trong hoàn cảnh đại dịch đang đe dọa tính mạng con người.

Để trẻ được “bắt sóng”

7 giờ sáng, hai đứa trẻ vội vàng chuẩn bị máy tính, đăng nhập phần mềm zoom để vào lớp học. Đứa nào đứa ấy mặc áo đồng phục và quàng khăn rất nghiêm chỉnh, nhưng không quên viện lý do “ở nhà mặc quần soóc cho mát, cô giáo có thấy đâu mẹ”. Mỗi đứa mỗi góc, lát thì đeo tai nghe, lát tháo ra vì hết ù rồi đau tai. Nhiều khi thấy con ngồi trước quạt, mồ hôi nhễ nhại tôi vẫn nghĩ sao không để các con mặc áo phông, miễn là phông có cổ?

Nhìn hai đứa trẻ nghiêm túc ngồi, tôi yên tâm đến cơ quan làm việc. Nhưng thực sự năm mười phút tiếng chuông điện thoại lại reo: “Mẹ ơi con bị out rồi. Mẹ gọi điện xin cô duyệt cho con vào lại lớp đi ạ. Mẹ ơi, wifi nhà mình chập chờn, con nghe không được”.

Thôi thì đủ lời than, có lẽ không riêng gì tôi, nhiều ông bố, bà mẹ liệu còn tập trung để làm việc?. Đó là chưa kể từ khi con học online tôi được đính kèm thêm khoảng hơn 10 nhóm Zalo, Facebook của 2 đứa con: nhóm lớp, nhóm từng môn học, nhóm phụ huynh. Trong khi, trước đó tôi có những nhóm cũ như gia đình, nhóm thời trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, nhóm hàng xóm, nhóm chợ cóc, nhóm đồng hương, nhóm làm việc nội bộ. Cả ngày máy liên tục sáng, khó chịu quá, nhiều khi phải tắt chế độ thông báo, nhưng rồi lo lắng quá thỉnh thoảng vẫn phải ngó vào xem cô có thay đổi ID, password hay dặn dò gì phụ huynh không? Hôm nay phải in những bài tập nào để con phải làm và chụp ảnh gửi cho cô giáo?

“Tập bơi” chính là thử thách đầu tiên để một người biết bơi, biết bơi thì sẽ không sợ nước, khi ấy mới bơi ra biển cả được. Tôi tự trấn an mình thế! Con cái muốn tiếp cận với công nghệ thì phải làm quen, bỡ ngỡ, phải vượt qua những rào cản để hội nhập 4.0 nhanh hơn.

Tâm lí của mọi người hiện nay là học để ứng phó với tình hình hiện tại. Nhưng kể cả, nếu kiểm soát được dịch bệnh, con cái chúng ta được đến trường học, thì việc học online không chỉ là trải nghiệm mà nên là một phương pháp học cần thiết. Học online cũng như con cháu chúng ta đi một quãng đường dài, gặp phải nhiều “ổ gà” cần bình tĩnh tránh để đi qua.

Tôi nghĩ, khi con học online, chính các cô giáo là người gặp khó khăn nhất. Giáo viên rất có thể phải “cô đơn trên mạng” vì hầu hết các em tắt camera, khi cô giáo gọi đến tên vì thiếu tập trung mà không có câu trả lời thì im ắng, viện đủ cớ cho công nghệ, đường truyền... Việc tương tác với các học sinh ít hơn khiến cô không có nhiều cảm hứng khi dạy. Ngoài ra, giáo viên tiểu học hiện nay không chỉ “dạy” cho học sinh của mình, mà ngồi cạnh học sinh là ông/bà/bố/mẹ/anh/chị học sinh, áp lực sẽ tăng lên nhiều lần.

Tại lễ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 3 mục tiêu đảm bảo việc phủ sóng di động: Phủ sóng 100% toàn bộ 283 điểm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16; Thực hiện học trực tuyến hoàn thành trong tháng 9-2021; Phủ sóng 1.910 điểm chưa kết nối Internet di động trên toàn quốc trong năm 2021.

Ngoài ra, để hỗ trợ máy tính phục vụ học trực tuyến, trong giai đoạn 1 dự kiến huy động 1 triệu máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc. Trước mắt ưu tiên cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 và thực hiện học trực tuyến.

Chương trình cũng sẽ miễn phí 100% việc sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã được công bố. Hỗ trợ các gói cước, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy và học trực tuyến phù hợp bao gồm: máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền Internet đảm bảo việc dạy, học trực tuyến.

Có thể nói, cùng với công tác phòng chống dịch COVID-19, đầu tư cho việc học trực tuyến chính là sự đầu tư lớn của xã hội cho ngành giáo dục. Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay.

Đầu tư để phát triển. Để “sóng và máy tính” đến được nhiều hơn với học sinh, đặc biệt là trẻ em ở nông thôn và miền núi, từ trước đến nay chúng ta vẫn nói khi đề cập đến công nghệ để miền núi tiến kịp miền xuôi. Nhưng chưa bao giờ chúng ta có sự quyết liệt vào cuộc của hệ thống chính trị cùng các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Chính vì thế, tôi nghĩ đây là thời cơ để nhiều học sinh được tiếp cận với phương thực học tập mới, để ngành giáo dục tiến dần tới sự công bằng trong tiếp cận giáo dục, đảm bảo chất lượng dạy và học.

Vì thế, hình ảnh một cậu bé quàng khăn đỏ ngồi chênh vênh trên cao để bắt sóng wifi, đó là thực tế. Nếu hôm nay chúng ta còn lúng túng khi sử dụng máy tính, thì rất nhanh thôi, nhiều trẻ em sẽ biết những phần mềm mới, sẽ bước ra khỏi “cổng làng” để đến với nhiều điều mới mẻ và tinh khôi.

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]