(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Kỳ thi Học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Tuy nhiên, năm nay Bộ GD&ĐT có Thông báo Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 được tổ chức vào tháng 6, sớm hơn 10 ngày so với các năm trước, số ngày thi rút ngắn từ 4 ngày xuống còn 2,5 ngày khiến cho thời gian ôn thi của học sinh bị rút ngắn lại. Nhiều ý kiến cho rằng nên tổ chức kỳ thi HSG sớm hơn lịch thường niên để không làm ảnh hưởng tới kết quả thi THPT của các em.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nên tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh sớm hơn?

(VH&ĐS) Kỳ thi Học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Tuy nhiên, năm nay Bộ GD&ĐT có Thông báo Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 được tổ chức vào tháng 6, sớm hơn 10 ngày so với các năm trước, số ngày thi rút ngắn từ 4 ngày xuống còn 2,5 ngày khiến cho thời gian ôn thi của học sinh bị rút ngắn lại. Nhiều ý kiến cho rằng nên tổ chức kỳ thi HSG sớm hơn lịch thường niên để không làm ảnh hưởng tới kết quả thi THPT của các em.

Trước thay đổi nói trên, khiến các trường chịu khá nhiều áp lực trong công tác tổ chức ôn thi cho HS đối với cả 2 kỳ thi quan trọng nhất trong năm là kỳ thi HSG cấp tỉnh và thi THPT quốc gia. Kỳ thi HSG cấp tỉnh là căn cứ xếp thành tích, thứ hạng thi đua của các nhà trường trong tỉnh, trong khi đó, kỳ thi THPT quốc gia lại ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của các em HS.

Thầy giáo Nguyễn Quang Nam - Phó hiệu trưởng Trường THPT Hoằng Hóa 4 (huyện Hoằng Hóa) cho biết: “Việc Bộ GD&ĐT đẩy thời gian thi THPT quốc gia sớm vào tháng 6 thay vì tháng 7 như các năm trước khiến cho công tác ôn thi của GV và HS cập rập hơn. Áp lực của các nhà trường lớn hơn rất nhiều, bởi lẽ kỳ thi HSG cấp tỉnh vừa diễn ra vào tháng 3, nhà trường đã dốc toàn bộ công sức để ôn thi cho HS. Điều đáng nói ở đây là trong công tác tổ chức ôn thi của 2 kỳ thi hoàn toàn khác nhau. Thi HSG thì theo phương pháp tự luận, đòi hỏi GV phải truyền đạt cho HS rất nhiều kiến thức, phương pháp trình bày bài thi khoa học, chỉn chu. Trong khi đó kỳ thi THPT quốc gia lại chủ yếu làm bài thi theo phương pháp trắc nghiệm, kiến thức chủ yếu trong nội dung sách giáo khoa lớp 12. Do đó, rất khó cho nhà trường trong việc tổ chức ôn thi cho HS.

Thầy Nguyễn Quang Nam kiến nghị: Sở GD&ĐT Thanh Hóa nên tổ chức kỳ thi HSG cấp tỉnh sớm hơn và nội dung, phương pháp thi cũng nên sát hợp hơn chương trình thi THPT quốc gia để thuận tiện hơn cho các nhà trường trong việc tổ chức ôn thi cho HS.

Phải tham gia 2 kỳ thi quan trọng quá gần nhau về thời gian sẽ khiến học sinh và giáo viên khó khăn trong công tác ôn tập. (Ảnh: T.T)

Khá nhiều trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh đồng tình với quan điểm trên. Cô Nguyễn Thị Mai - Phó hiệu trưởng Trường THPT Triệu Thị Trinh (huyện Nông Cống) cho rằng: “Kỳ thi HSG cấp tỉnh được tổ chức hàng năm nhằm đánh giá chất lượng dạy và học của các trường trên địa bàn tỉnh, đồng thời tuyển chọn những HS có năng lực tiếp tục bồi dưỡng, tuyển chọn HSG quốc gia. Do đó đòi hỏi ở các em kiến thức sâu rộng và phương pháp làm bài thi khoa học nhưng riêng biệt đối với từng môn thi. Trong khi đó, kỳ thi THPT quốc gia lại đòi hỏi sự linh hoạt, vận dụng kiến thức để làm bài thi tổ hợp. Nếu bài thi tổ hợp chỉ để xét tốt nghiệp thì không có gì căng thẳng. Tuy nhiên, kết quả thi còn dùng để xét tuyển đại học. Xét về mặt tâm lý giáo dục, việc HS phải thi tổ hợp 3 môn trong một buổi là khá nặng nề. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, tinh thần cũng như để cả 2 kỳ thi HSG cấp tỉnh và kỳ thi THPT quốc gia chung đạt kết quả cao, Sở GD&ĐT nên tổ chức kỳ thi HSG cấp tỉnh sớm hơn để thuận tiện hơn cho các nhà trường trong việc tổ chức ôn thi THPT quốc gia.

Vẫn biết, học và thi là cả một quá trình dài đòi hỏi GV và HS phải nỗ lực rất nhiều, tuy nhiên việc tổ chức 2 kỳ thi quan trọng nhưng phương pháp thi khác biệt trong khi thời gian quá gần nhau phần nào sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng chung.

Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]