(vhds.baothanhhoa.vn) - Năm 2018, Giáo dục Thanh Hóa đạt nhiều huy chương nhất trong các kỳ thi Olympic quốc tế từ trước tới nay. Đây là mốc son, kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành GD&ĐT dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực lớn, thành tựu cao

Năm 2018, Giáo dục Thanh Hóa đạt nhiều huy chương nhất trong các kỳ thi Olympic quốc tế từ trước tới nay. Đây là mốc son, kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành GD&ĐT dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở.

Cụ thể, học sinh Thanh Hóa đã đạt được 6 huy chương, trong đó: 3 Huy chương Olympic quốc tế (gồm 1 HCV môn Vật lý thuộc về em Nguyễn Ngọc Long, 1 HCV môn Sinh học thuộc về em Hoàng Minh Trung, 1 HCB môn Hóa học thuộc về em Nguyễn Văn Chí Nguyên) và 3 huy chương Olympic khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (gồm 1 HCV môn Vật lý, 1 HCB môn Tin học, 1 HCĐ môn Vật lý). Các em học sinh xuất sắc này đều là học sinh Trường THPT Chuyên Lam Sơn.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT cùng BGH Trường THPT Chuyên Lam Sơn ra tận sân bay, đón các em học sinh đạt giải kỳ thi Olympic quốc tế trở về.

Như vậy, tính từ năm 1984 đến nay, Thanh Hóa đã đạt 48 huy chương Olympic khu vực và quốc tế, gồm 9 HCV, 16 HCB, 17 HCĐ, 6 Bằng khen...

Đằng sau chuỗi thành tích liên tục được nối dài qua các năm là những vất vả, khó khăn, nỗ lực vượt bậc và tư duy không ngừng của các thế hệ giáo viên và học sinh. Đó cũng là kết quả của sự vận dụng sáng tạo, nỗ lực tìm ra hướng đi đúng trong công tác chỉ đạo, điều hành ở các nhà trường.

NGƯT Chu Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lam Sơn cho biết: Để giữ vững thành tích qua các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành chức năng, hằng năm, nhà trường tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý trường học, quản lý công tác chuyên môn, coi trọng phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi. Cùng với đó, nhà trường quan tâm thực hiện tốt cơ chế, chính sách động viên, khen thưởng, tạo môi trường giảng dạy, học tập tốt nhất để mỗi giáo viên, học sinh phấn đấu, phát huy hết năng lực của mình trong dạy và học.

Bên cạnh thành tích cao tại đấu trường quốc tế, Thanh Hóa tiếp tục duy trì thành tích về số lượng học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa THPT. Trong năm, 63 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia (xếp thứ 6 toàn quốc), trong đó có 6 giải Nhất, 17 giải Nhì, 22 giải Ba và 18 giải Khuyến khích. Tại kỳ thi THPT quốc gia, tỉnh Thanh Hóa có 12 học sinh đạt 27 điểm trở lên của tổ hợp 3 môn thi xét tuyển đại học. Công tác chỉ đạo thi, kiểm tra, đánh giá có nhiều đổi mới, ngành đã kiên quyết xử lý các hiện tượng tiêu cực, gây bức xúc trong dư luận.

Để có được kết quả trên, nhiều năm qua, ngành GD&ĐT Thanh Hóa đã đặt mục tiêu chất lượng giáo dục lên hàng đầu, từ đó, triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới công tác quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo, tăng cường cơ sở vật chất... Trong đó, xây dựng đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy được xác định là khâu quan trọng. Đổi mới công tác quản lý là nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp để tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/T.Ư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua như: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”...

Ngoài ra, công tác xã hội hóa giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài tiếp tục trở thành điểm sáng của giáo dục cả nước. Các cấp hội khuyến học trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, xây dựng thành công nhiều mô hình khuyến học khuyến tài, vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm ủng hộ quỹ, tạo thêm nguồn lực để nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Được biết, tổng số quỹ khuyến học của 5 tỉnh Bắc miền Trung đạt được là 596 tỷ đồng, trong đó Quỹ Khuyến học tỉnh Thanh Hóa đạt tới 355 tỷ đồng.

Xác định, tiếp tục đổi mới công tác quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục, bước sang năm 2019, ngành GD&ĐT Thanh Hóa đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm là tập trung đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục, quan tâm tạo điều kiện cho những trường còn nhiều khó khăn. Cùng với tiếp tục giữ vững chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn sẽ chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi. Quan tâm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; thường xuyên tổ chức cho học sinh các hoạt động nhân đạo từ thiện, lao động công ích, vệ sinh trường học, qua đó giáo dục kỹ năng sống và xây dựng môi trường giáo dục xanh - sạch - đẹp, văn minh, lịch sự. Ngoài ra, ngành cũng tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp để nâng cao và tạo đột phá về giáo dục ngoại ngữ; xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng; rà soát đánh giá lại đội ngũ giáo viên, xử lý nghiêm trường hợp giáo viên hợp đồng sai quy định. Chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém trong quản lý, trong dạy thêm, học thêm, liên kết đào tạo...

Từ truyền thống “Đất Thanh - Một vùng đất học”, ngành GD&ĐT Thanh Hóa đã có nhiều cách làm hay và trở thành một trong những điểm sáng của giáo dục cả nước. Và với những cách làm này, tin rằng, quả ngọt sẽ có cả ở những mùa sau.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]