(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thực hiện Đề án ‘Sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học hiện có tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020’, toàn tỉnh đã có 34 trường thực hiện sáp nhập và theo lộ trình đến năm 2020 sẽ giảm 113 trường tiểu học, THCS. Tuy nhiên, đến nay tiến độ thực hiện sáp nhập trường học đang còn chậm so với kế hoạch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa: Sắp xếp mạng lưới trường học, nâng cao chất lượng giáo dục (Bài 2): Tiến độ sáp nhập trường vẫn còn chậm

(VH&ĐS) Thực hiện Đề án ‘Sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học hiện có tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020’, toàn tỉnh đã có 34 trường thực hiện sáp nhập và theo lộ trình đến năm 2020 sẽ giảm 113 trường tiểu học, THCS. Tuy nhiên, đến nay tiến độ thực hiện sáp nhập trường học đang còn chậm so với kế hoạch.

Nguyên nhân là do một số địa phương chưa quyết liệt, chưa có kế hoạch, biện pháp cụ thể trong việc sắp xếp công tác nhân sự, bổ sung các điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện sắp xếp mạng lưới trường học. Bên cạnh đó, một số địa phương có sự biến động về đơn vị hành chính, biến động dân cư cũng làm thay đổi quy mô học sinh, lớp học theo kế hoạch sáp nhập trước đó.

Theo kế hoạch đến năm 2020, huyện Hậu Lộc sẽ có 13 đơn vị trường được sáp nhập, nhưng đến nay mới chỉ sáp nhập được 2 trường học liên cấp là TH & THCS Mỹ Lộc và TH & THCS Phong Lộc.

Ông Nguyễn Văn Sỹ - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hậu Lộc cho biết: Hậu Lộc vừa làm vừa quan sát tình hình. Tháng 8/2017 huyện đã sáp nhập được 2 trường liên cấp, huyện đang trong quá trình xem xét chất lượng dạy và học ở 2 trường này như thế nào chứ không vội vàng. Không thể để được cái này mà mất đi cái khác quan trọng hơn. Không thể vì tiết kiệm chi phí, nhân lực mà ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.

Ông Nguyễn Văn Sỹ cũng băn khoăn rằng: Để thực hiện việc sáp nhập các trường đạt hiệu quả cao nhất thì nên sáp nhập các trường cùng cấp học với nhau, nhưng đối với Hậu Lộc nói riêng và toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung việc sáp nhập các trường học cùng cấp tương đối khó khăn, vì cơ sở vật chất các trường học phần lớn đều không phù hợp để đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng. Việc sáp nhập trường nhưng mỗi cấp lại học ở một nơi khác nhau thì vô hình chung không giải quyết được vấn đề, thậm chí còn làm cho công tác quản lý trở nên phức tạp hơn.

Không chỉ riêng huyện Hậu Lộc tiến độ thực hiện việc sáp nhập trường còn chậm mà nhiều địa phương khác tình hình thực hiện cũng rất khó khăn, như: Thạch Thành (Lý do: chuẩn bị công tác nhân sự và các điều kiện CSVC còn gặp khó khăn), Yên Định (UBND huyện có Kế hoạch số 119/KH-UBND đề nghị lùi thời gian sáp nhập do phải xem xét lại quy mô số lợp học trong các năm tới), Đông Sơn (UBND huyện Đông Sơn có báo cáo số 346/BC-UBND đề nghị lùi thời gian thực hiện vào năm 2018 do huyện có 5 xã sáp nhập vào TP Thanh Hóa nên mạng lưới cần phải xem xét điều chỉnh mới, đồng thời trên địa bàn huyện có 3 nhà máy với trên chục ngàn công nhân nên có số lượng khá lớn học sinh tăng cơ học), Quảng Xương (UBND huyện có Công văn số 1101/BC-UBND đề nghị điều chỉnh sáp nhập THCS Quảng Lĩnh với Quảng Khê (2017) và lùi thời gian để vận động tuyên truyền nâng cao sự đồng thuận của nhân dân cũng như bố trí các nguồn lực để thực hiện sắp xếp)…

Bên cạnh những địa phương thực hiện cầm chừng, thiếu quyết liệt thì cũng có nhiều địa phương đã có những cách làm hay, sáng tạo, tạo được sự đồng thuận ủng hộ lớn từ phía các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh.

Thầy và trò Trường Tiểu học Kiên Thọ 2 được sáp nhập từ Trường TH Kiên Thọ 2 và TH Kiên Thọ 3 (Ngọc Lặc).

Thành công trong việc sáp nhập các trường: TH Cao Thịnh với Trường TH Z111 thành Trường TH Cao Thịnh; Trường THCS Cao Thịnh với Trường THCS Z111 thành Trường THCS Cao Thịnh; Trường TH Ngọc Khê 2 với Trường TH Ngọc Khê 3 thành Trường TH Ngọc Khê 2; Trường THCS Ngọc Khê với Trường THCS Ngọc Khê 3 thành trường THCS Ngọc Khê từ năm học 2014-2015, đến nay, huyện Ngọc Lặc đã giảm được 5 trường tiểu học và 2 trường THCS.

Để đạt được kết quả như vậy huyện Ngọc Lặc đã có nhiều giải phápmớivà phù hợp với thực tiễn địa phương, đó là: Việc lựa chọn phương án sắp xếp phù hợp với các trường được sáp nhập, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, giáo viên và quan trọng nhất là việc sáp nhập tạo điều kiện tốt nhất để các em HS học tập. Phòng GD&ĐT cũng đã tham mưu cho UBND huyện ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng các trường học, kế hoạch sáp nhập trường học, trong đó quan trọng nhất là việc sáp nhập trường được nhân dân đồng tình ủng hộ vì dân được biết, được bàn và thống nhất. Ngoài ra, ngành Giáo dục Ngọc Lặc cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo cụ thể, sát sao từ Huyện ủy, UBND huyện và sự vào cuộc của UBND các xã, thị trấn để chủ trương sáp nhập được thực hiện nhanh chóng, không để kéo dài làm ảnh hưởng đến tâm lý dạy và học của cả GV và HS cũng như chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường.

Đánh giá về việc thực hiện sắp xếp theo tiến độ quy định tại Quyết định 5308/2015/QĐ-UBND, bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết: Tiến độ thực hiện Quyết định 5308/2015/QĐ-UBND đang còn chậm, mới chỉ hoàn thành 50% kế hoạch theo tiến độ quy định; nhiều địa phương chưa thực hiện sắp xếp. Nguyên nhân là do các địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt; Chưa có kế hoạch, biện pháp cụ thể trong việc bố trí, sắp xếp công tác nhân sự, bổ sung các điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện sắp xếp mạng lưới trường học. Ngoài ra, một số địa phương có sự biến động về đơn vị hành chính, biến động dân cư do sự xuất hiện của các nhà máy lớn thu hút số lượng lớn lao động đã có những ảnh hưởng đến quy mô học sinh của các xã có nhà máy, xí nghiệp. Một số địa phương chưa thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền về chủ trương của tỉnh, hiệu quả, lợi ích của việc sắp xếp lại hệ thống trường học tại địa phương dẫn tới sự không đồng thuận của một bộ phận phụ huynh, học sinh.

"Trong thời gian tới, đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kế hoạch sắp xếp theo lộ trình quy định tại Quyết định 5308/2015/QĐ-UBND, đưa nội dung thực hiện sắp xếp mạng lưới vào tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của UBND các địa phương. Thực hiện tinh giảm biên chế; xây dựng cơ chế điều động thuyên chuyển đội ngũ nhà giáo và nhân viên các cấp học thuộc thẩm quyền quản lý ở các địa phương ở quy mô toàn tỉnh để khắc phục hiện tượng thừa thiếu cục bộ" - bà Phạm Thị Hằng đề nghị.

Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]