(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ bỏ nghề kỹ sư điện, anh Lê Đình Trúc về quê khởi nghiệp bằng mô hình hợp tác xã trồng nấm. Sau nhiều lần thất bại, đến nay Hợp tác xã (HTX) nông sản hữu cơ Trúc Phượng do anh làm giám đốc đã có 3 sản phẩm OCOP.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

Từ bỏ nghề kỹ sư điện, anh Lê Đình Trúc về quê khởi nghiệp bằng mô hình hợp tác xã trồng nấm. Sau nhiều lần thất bại, đến nay Hợp tác xã (HTX) nông sản hữu cơ Trúc Phượng do anh làm giám đốc đã có 3 sản phẩm OCOP.

Video: Mô hình trông nấm công nghệ cao của HTX Trúc Phượng.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

Kể về hành trình đên với cây nấm của mình anh Lê Đình Trúc (SN 1985, xã Yên Thọ, huyện Như Thanh) cho biết, năm 2003 sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng Khoa điện Công nghiệp của Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, anh xìn vào làm kỹ sư cho một công ty tại TP HCM.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

Năm 2016, khi công việc kỷ sư điện ở TP HCM đang thuận lợi thì bất ngờ gia đình anh có biến cố, bố anh qua đời, ngã rẽ nghề nghiệp của anh cũng bắt đầu từ đó. Anh quyết định về quê làm nông nghiệp tiếp tục ước mơ trồng nấm đang dang dở của bố.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

Khi về lại địa phương anh Trức đã dốc toàn bộ số tiền tích cóp của mình để mở rộng mô hình trồng nấm, cải tiến lại hệ thống máy móc. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm trong một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, nhiều năm liên tiếp sau đó anh đã nhận những thất bại nặng nề.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

“3 năm đầu gần như thua lỗ khiến tôi và các thành viên rất hoang mang. Trước đó, HTX chủ yếu sản xuất rau và nông sản, do kinh nghiệm trồng nấm chưa có, chưa nghiên cứu được phương pháp để cây nấm sống thích hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên không cho năng suất cao. Tính ra mỗi năm thua lỗ từ 200 - 300 triệu đồng”, anh Trúc nói.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

Sau khi nghiên cứu và đi nhiều nơi học tập kinh nghiệm trồng nấm, anh đã tìm ra được phương pháp để cây nấm đạt năng suất cao.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

Anh vay vốn ngân hàng, cho xây dựng hệ thống nhà màng, tưới tự động và làm giá đỡ cho cây nấm có được điều kiện tốt nhất để phát triển, và rồi thành công cũng mỉm cười với anh.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

“Cây nấm không ưa thời tiết nắng nóng, muốn cây nấm sống khỏe phải tạo được điều kiện khí hậu thuận lợi. Vì vậy, tôi đã quyết định trồng nấm theo mô hình công nghệ cao”, anh Trúc chia sẻ.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

Với quyết tâm và nỗ lực hết mình để vực dậy công việc sản xuất nấm của gia đình. Giờ đây HTX Nông sản hữu cơ Trúc Phượng đã có 3 sản phẩm được UBND tỉnh chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao là nấm mộc nhĩ, nấm bào ngư xám và nấm linh chi.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

Đến nay, tại HTX của anh đang có hơn 5.000m2 hệ thống nhà màng, mỗi năm ước tính doanh thu từ cây nấm đạt khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng. Số lượng thành viên HTX từ 7 nay đã tăng lên 15 thành viên.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

Theo vị giám đốc trẻ, mỗi năm HTX xuất ra thị trường khoảng 100 tấn nấm các loại.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

Nấm bào ngư là một trong những mặt hàng bán chạy nhất và đây cũng là sản phẩm được đầu tư trồng nhiều nhất tại cơ sở.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

Anh Lê Đình Trúc cho biết, dự định trong thời gian tới HTX sẽ tiến hành xây dựng thêm hai sản phẩm trà nấm đạt chuẩn OCOP.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

Hiện tại, HTX đang tạo công việc cho 10 lao động chính với mức lương từ 4,5 - 6 triệu đồng/tháng và 20 lao động thời vụ.

Tin liên quan:
  • Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện
    Công dụng của sản phẩm OCOP - Đông trùng hạ thảo

    Đông trùng hạ thảo là thực phẩm quý, có giá trị cao về kinh tế, với tác dụng bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến hô hấp, tim mạch, thận... Do đó sản phẩm này đang được phát triển trên thị trường và được khách hàng tin dùng.

  • Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện
    Xây dựng trà linh chi túi lọc Trúc Phượng thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh

    HTX Nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ (Như Thanh) vừa nghiên cứu, sản xuất thành công sản phẩm trà linh chi túi lọc với hình thức đóng gói phù hợp, thiết kế và bảo hộ nhãn hiệu Trúc Phượng, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, chuẩn hóa nội dụng bao bì nhãn mác đáp ứng yêu cầu của thị trường đã được cơ quan chức năng chứng nhận đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, được huyện Như Thanh chọn đăng ký sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2021

  • Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện
    Chàng trai 9x làm miến gạo OCOP

    “Được xếp hạng sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao đợt 1 năm 2021 với tôi là niềm vui, nhưng để “Miến gạo Phúc Thịnh” thật sự là đặc sản Quý Lộc thì hành trình trước mắt vẫn còn nhiều việc phải làm”. Đó là chia sẻ của anh Trịnh Đình Nhạc, người làm nên thương hiệu Miến gạo Phúc Thịnh.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]