Học ứng xử từ kinh nghiệm quý của người xưa
Người châu Á nói chung trọng đạo đức, lấy hiếu kính làm đầu. Trong phép đối nhân xử thế, không gì tốt hơn khi học từ tinh hoa từ người xưa. Những tinh hoa được đúc kết tự ngàn đời, theo thời gian chưng cất càng trở thành chuẩn mực để thực hành đức hạnh tốt đẹp.
“Thái Căn đàm” là cuốn sách chứa đựng tinh hoa tu thân xử thế của một đạo sĩ thời nhà Minh (Trung Quốc). Ngôn từ của sách trong sáng, thanh nhã. Văn phong của sách tựa như tùy bút, ngắn gọn, giảng nghĩa chỉ độ chưa đến trăm chữ mỗi đoạn. Có người ví von rằng: như lời răn dạy, lại tràn đầy tình thân, như “núi biếc đỡ mưa bay”, như tiếng chuông ngân nhưng không khiến lòng người cô quạnh mà thức tỉnh ngay cả khi đang sống.
Tác giả Ứng Hồng Minh đã rất có lý khi chọn tên sách là “Thái Căn” nghĩa là rễ rau. Ý muốn nói: nhai được rễ rau thì việc gì cũng có thể làm được. Con người cũng vậy, cần được mài giũa qua gian khổ, liên tục không ngừng nghỉ để nâng cao khả năng tu dưỡng và giới hạn của bản thân, như vậy mới tiến bộ được.
Trong bài “học vấn tu thân”, tác giả có nói: muốn tạo nên các công tích uy chấn phải đối mặt với khó khăn như đi trên lớp băng mỏng.
Nói về chí hướng, tác giả cho rằng: tấm lòng độ lượng ở chỗ cao rộng, chứ không phải chỗ cuồng dã không câu thúc. Tư tưởng cần tỉ mỉ chu toàn mà không phải lắt nhắt vụn vặt. Tâm tư tình cảm ở chỗ trọng yếu không màng danh lợi chứ không phải khô khốc đơn điệu. Hành vi thường ngày cần quang minh nghiêm chính chứ không phải cứng nhắc.
Có lẽ, người quân tử ngay thẳng chính là chỗ biết dừng, biết đủ ấy, biết ở chỗ nào là nên, cái ranh giới ấy tuy có mỏng manh nhưng nếu là người ngay, ắt biết dừng đúng lúc.
Nói về tinh thần ham đọc sách, ông cho rằng: phải đọc đến mức cảm thụ được tinh túy của sách thì mới không rơi vào khuôn mẫu bó buộc. Người giỏi quan sát sự vật, cần đạt đến mức hòa hợp với vật, như thế mới không bị câu nệ bởi hiện tượng bề ngoài của sự vật. Ấy là khi đạt tới “tâm dung thần hợp” mới có thể lĩnh hội sâu sắc.
Phần lý thú của sách còn là những “chuyện xưa kể lại”, trông người mà ngẫm đến ta. Có một chuyện rất thú vị được trích đăng trong sách mang tên “Xem tướng ngựa theo sách”. Bá Nhạc là người xem tướng ngựa nổi tiếng thời xưa. Ông để lại cuốn “Tướng mã kinh” ý muốn truyền lại cho con với mong muốn con mình trở thành người xem tướng ngựa giỏi. Con trai ông đọc xong tưởng là bản thân đã thấu tỏ, liền ra ngoài thử nghiệm. Sau đó anh ta mang về một con cóc xấu nhất trên đời. Bá Nhạc không khỏi hoang mang, con trai ông đáp: “chẳng phải cha viết đặc trưng của tuấn mã là trán gồ, mắt nhô, vó giống cái bánh rượu gồ hẳn lên. Con cóc này vừa hay phù hợp tất cả các đặc điểm đó”.
Đúng là đọc sách mà không thông tỏ cái tinh túy của sách, để tự ngộ ra và tự mình kiến giải thì đúng là có bao nhiêu sách thì cũng có bấy nhiêu tình huống dở khóc dở cười khi vận dụng từ sách mà ra.
Thời nay hay nói đến thiên nhiên chữa lành, mới biết thời xưa, các cụ cũng đã thấu tỏ. Tác giả có viết: thả bước nhàn hạ giữa chốn núi rừng khe suối, mọi ý niệm phiền não dần tan. Vì vậy, quân tử tuy không chơi đùa đánh mất ý chí nhưng cũng cần dựa vào tự nhiên để điều tiết tâm cảnh.
Ứng xử trên nguyên tắc của người quân tử, song lại không câu nệ, tác giả rất nhiều lần nhắc đến Mỹ đức - không thiên không lệch, coi đây là sự chuẩn mực mà con người cần hướng tới. Đó là: trong sáng công chính lại bao dung, nhân hậu lại quyết đoán, thấu triệt lại có thể không sa đà vào sự nghiêm khắc của bản thân, cương trực nhưng không quá cứng nhắc. Đúng là như “mứt quả tuy ngâm mật mà ra nhưng lại không quá ngọt, hải sản tuy đánh bắt từ biển nhưng lại chẳng quá mặn”.
Nói đến vẻ đẹp của cuốn “Thái Căn đàm” tựa như “núi biếc đỡ mưa bay” là bởi đó là vẻ đẹp vô tình mà lại hữu ý, rất tự nhiên mà hữu dụng với đạo làm người. Đọc những câu sau, người đọc sẽ nhận ra điều đó: “rừng trúc rì rào, nước suối róc rách, tĩnh tâm lắng nghe sẽ nhận ra vẻ đẹp hư ảo vô ngần của tự nhiên. Cỏ cây mờ ảo, bóng mây in trên mặt nước, thảnh thơi ung dung ngắm nhìn sẽ nhận ra tuyệt tác vĩ đại của đất trời”. Tự nhiên với vẻ đẹp nên thơ, thuận hòa luôn là bài học cao nhất cho sự ứng xử hài hòa với thiên nhiên và vũ trụ. Phép hành xử của con người nên học theo tinh thần ấy. Chả thế mà thầy giáo của tôi ngày trước có câu: sống ở trên đời, khôn quá cũng không hay, dại quá cũng không hay, chỉ có biết là ổn!.
Mạc Danh (CTV)
{name} - {time}
-
2025-02-12 09:55:00
Phát hiện chân dung người phụ nữ bí ẩn trong bức tranh của Picasso
-
2025-02-12 08:32:00
Ngày thơ Việt Nam - Ngày hội tôn vinh giá trị, đóng góp của thi ca
-
2025-02-11 09:52:00
Nâng cấp khái niệm “ẩm thực bình dân” để thu hút khách du lịch cao cấp
Việt Nam tỏa sáng tại Lễ hội Tết Âm lịch lớn nhất Pháp
Vụ cháy chùa Làng Vẽ: Cục Di sản văn hóa yêu cầu bảo vệ di tích
Bộ công cụ đổi mới - Hướng đi nào cho tái cấu trúc hiệu quả
Vì sao “vác mai đi đào khoai” lại chịu thất bại?
Top 3 Hoa hậu Quốc gia khởi động “đặc quyền” quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam
Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
Ngày Valentine trên thế giới: Những phong tục tình yêu kỳ lạ đầy lãng mạn
Vì sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?
Xúng xính áo khăn đi trẩy hội Lim Xuân Ất Tỵ - Dân ca Quan họ