(vhds.baothanhhoa.vn) - Chiều nay (17/7), Nhà xuất bản Thanh Hoá tổ chức hội nghị góp ý bản thảo "Hát khặp dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa" của tác giả TS. Hoàng Minh Tường. Tham dự có các nhà nghiên cứu tiếng Thái và dân tộc Thái, biên tập viên Nhà xuất bản Thanh Hóa, cùng các phóng viên báo chí.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội nghị góp ý bản thảo "Hát khặp dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa"

Chiều nay (17/7), Nhà xuất bản Thanh Hoá tổ chức hội nghị góp ý bản thảo "Hát khặp dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa" của tác giả TS. Hoàng Minh Tường. Tham dự có các nhà nghiên cứu tiếng Thái và dân tộc Thái, biên tập viên Nhà xuất bản Thanh Hóa, cùng các phóng viên báo chí.

Ông Hoàng Văn Tú – Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Hóa khai mạc hội nghị.

Khặp Thái là loại hình dân ca đặc sắc mang nhiều giá trị lịch sử, văn hoá của đồng bào Thái tỉnh Thanh Hoá - chủ thể sáng tạo lời hát, làn điệu, và cũng là đối tượng thưởng thức. Hát khặp với nhiều cung bậc tình cảm, thể hiện tình yêu con người, cảnh vật, thiên nhiên đồng thời phản ánh nỗi cực nhọc, sự ngang trái của cuộc đời và kiếp người và đặc biệt là hát cho cá nhân mình.

Nhà nghiên cứu Trần Thị Liên đánh giá cao cuốn sách của TS Hoàng Minh Tường.

TS Hoàng Minh Tường đã có quá trình tìm hiểu văn hoá Thái nói chung và hát khặp Thái nói riêng từ năm 1985. Ông đã tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm, đã đến các vùng mường lớn như: Ca Da (Quan Hoá), Trịnh Vạn (Thường Xuân), Mường Khoòng, Mường Ký (Bá Thước), Mường Xia (Quan Sơn)… Như chia sẻ của TS Hoàng Minh Tường: Những bài hát khặp được giới thiệu trong cuốn sách này chỉ là phần nhỏ so với vốn di sản hát khặp của đồng bào Thái hãy còn tàng ẩn rất lớn trong các bản, mường. Cụ thể như riêng phần âm của tiếng Thái ở Ca Da và Như Xuân cũng có nhiều điểm khác nhau vì thế mà việc so sánh, đối chiếu khá phức tạp.

TS Hoàng Minh Tường ghi nhận những ý kiến đóng góp của ban biên tập Nxb và các nhà nghiên cứu.

Cuốn sách được bố cục với 3 chương: Tổng quan về tộc Thái và văn hoá của đồng báo Thái Thanh Hoá; Hát khặp dân tộc Thái Thanh Hoá; Tuyển những bài hát khặp Thái (tiếng Thái, và tiếng Việt). Trong đó, tác giả Hoàng Minh Tường đã dành phần lớn số trang trong cuốn sách để sưu tầm những bài hát khặp dân tộc Thái ở Thanh Hóa.

Tại hội nghị các đại biểu đã đưa ra những đánh giá vị trí của khặp trong đời sống của đồng bào Thái, và vai trò của cuốn sách. Các tác giả đều cho rằng: Tác giả đã nghiên cứu tương đối kỹ về tình hình nghiên cứu, khái niệm hát khặp, quá trình hình thành và những nơi hát khặp tiêu biểu. Đồng thời tác giả cũng nêu lên đặc điểm của hát khặp và các hình thức hát khặp của người Thái Thanh Hoá từ khặp truyền thống sang hát khặp mới trong cuộc sống hôm nay. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu môi trường diễn xướng, nội dung hát khặp và những bài khặp cổ truyền cùng những giá trị của hát khặp dân tộc Thái Thanh Hoá.

Tuy vậy, với mong muốn của tác giả được nhận những ý kiến đóng góp để cuốn sách hoàn chỉnh, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những ý kiến bổ sung tập trung vào phần chú thích, tài liệu tham khảo, thay đổi một số cấu trúc chương, tên tiêu đề chương…

Sau hội nghị, tác giả và nhà xuất bản sẽ có những chỉnh sửa để “Hát khặp dân tộc Thái Thanh Hóa” được ra mắt và giới thiệu rộng rãi đến các nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc trong tháng 9/2020.

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!