(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết số 786 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong những ngày qua, tại các địa phương có đơn vị hành chính cấp xã phải sáp nhập đã tiến hành công bố thành lập Đảng bộ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/12/2019. Đồng thời, tiến hành kỳ họp HĐND lần thứ nhất bầu các chức danh HĐND, UBND theo quy định tại Điều 83 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Sau khi bầu xong các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, ngày 2/12/2019, các xã, phường, thị trấn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bắt đầu làm việc. Nhờ chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ các khâu cần thiết trong và sau quá trình sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, ngay tuần làm việc đầu tiên ở các đơn vị hành chính mới diễn ra vui vẻ, phấn khởi, nghiêm túc và đạt hiệu quả cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khí thế mới, quyết tâm cao

Thực hiện Nghị quyết số 786 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong những ngày qua, tại các địa phương có đơn vị hành chính cấp xã phải sáp nhập đã tiến hành công bố thành lập Đảng bộ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/12/2019. Đồng thời, tiến hành kỳ họp HĐND lần thứ nhất bầu các chức danh HĐND, UBND theo quy định tại Điều 83 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Sau khi bầu xong các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, ngày 2/12/2019, các xã, phường, thị trấn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bắt đầu làm việc. Nhờ chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ các khâu cần thiết trong và sau quá trình sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, ngay tuần làm việc đầu tiên ở các đơn vị hành chính mới diễn ra vui vẻ, phấn khởi, nghiêm túc và đạt hiệu quả cao.

Huyện Thọ Xuân là địa phương sáp nhập cấp xã nhiều nhất trong tỉnh. Toàn huyện có 20 xã, thị trấn sáp nhập thành 9 xã, thị trấn. Triển khai công tác này, Thường vụ Huyện ủy đã thành lập 9 tổ công tác chỉ đạo tại 9 đơn vị hành chính mới do các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy làm tổ trưởng. Đồng thời xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về công tác sáp nhập. Nhiều công việc cần thiết như kiện toàn bộ máy trong hệ thống chính trị; bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách, thống kê, kiểm kê bàn giao tài sản, tài chính, hồ sơ tài liệu, thu hồi con dấu cũ, khắc dấu mới (với những đơn vị mang tên mới) đều được gấp rút hoàn thành, để đảm bảo cho bộ máy mới chính thức đi vào hoạt động đúng 0 giờ 0 phút ngày 1/12/2019. Sáng ngày 1/12/2019, lễ công bố nghị quyết của Quốc hội tại các xã, thị trấn sáp nhập; đồng thời công bố việc kiện toàn các tổ chức hệ thống chính trị, các chức danh lãnh đạo xã, thị trấn (do HĐND bầu) đã đồng loạt diễn ra tại 9 xã, thị trấn mới. Hơn một tuần làm việc với tên gọi mới, do có sự chuẩn bị chu đáo, nên hầu hết các địa phương trên địa bàn huyện được sáp nhập đều hoạt động nghiêm túc và hiệu quả.

Đó cũng là không khí chung ở hầu hết các đơn vị hành chính mới sáp nhập trên địa bàn tỉnh. Tại phòng một cửa phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa chúng tôi bắt gặp hình ảnh của rất nhiều người dân đến làm các thủ tục. Qua trao đổi, nhiều người dân cho biết mặc dù trụ sở chuyển về công sở phường Tào Xuyên việc đi lại có xa hơn một chút, nhưng đường sá đi lại thuận tiện nên cũng không mất thời gian. Đến đây chúng tôi được cán bộ tiếp đón niềm nở, nhiệt tình, mọi thủ tục làm nhanh chóng, gọn nhẹ nên người dân rất yên tâm.

Công chức tư pháp xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Trao đổi vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa phấn khởi cho biết: Những ngày đầu sau sáp nhập xã Hoằng Lý và phường Tào Xuyên, lấy tên gọi mới là phường Tào Xuyên, toàn thể cán bộ, công chức đều phấn khởi. Đơn vị hành chính mới phường Tào Xuyên có nhiều thuận lợi khi phòng làm việc, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. So với nhiều đơn vị sáp nhập khác thì đây là phường có nhiều thuận lợi, bởi tên đơn vị hành chính mới là phường Tào Xuyên chỉ thay đổi một số thông tin của người dân Hoằng Lý còn phường Tào Xuyên để nguyên.

Còn tại xã Long Anh, thành phố Thanh Hóa, chia sẻ về tuần đầu làm việc ông Lê Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Xã Long Anh được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Hoằng Anh và Hoằng Long. Việc sáp nhập thì dân số sẽ đông gấp đôi, diện tích tăng, địa bàn hoạt động rộng. Hai đơn vị cách lãnh đạo, chỉ đạo trước kia có khác, nay chung về địa bàn thì chắc chắn sẽ còn có những bỡ ngỡ, khó khăn. Vì vậy cần tạo không khí gần nhau, đoàn kết, những người đang làm ở địa bàn cũ phải có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ những cán bộ mới về để nhanh tiếp cận với môi trường mới. Đó là điều phải tập trung chỉ đạo. Trong ngày làm việc đầu tiên sau khi sáp nhập, chính quyền xã ưu tiên giải quyết mọi thủ tục hành chính của các tổ chức, công dân. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện để hoàn thành thủ tục, hồ sơ bàn giao, tiếp nhận địa phương cũ và thông qua nội quy, quy chế cơ quan để cán bộ, công chức khi mới sáp nhập về nắm được.

Cùng chung quan điểm, tại hai xã Đông Anh và Đông Khê sau khi sáp nhập lấy tên gọi mới là xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, ông Lê Khắc Hiệp - Bí thư Đảng ủy xã Đông Khê vui vẻ cho biết: Trước khi lấy ý kiến của cử tri sáp nhập xã Đông Anh và Đông Khê lấy tên gọi mới là xã Đông Khê thì tỷ lệ người dân đồng ý đạt 99,1%. Thuận lợi nữa là khu công sở Đông Khê đảm bảo hoạt động của bộ máy. Những ngày đầu làm việc tại đơn vị sáp nhập thì thuận lợi là cơ bản. Đó là sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân và cán bộ sau khi nhận nhiệm vụ bắt nhịp công việc nhanh. Việc sáp nhập cũng mở ra cơ hội mới cho xã Đông Khê khai thác nguồn lực tốt hơn để xây dựng quê hương Đông Khê trong tương lai ngày càng giàu đẹp, văn minh. Hiện nay tư tưởng, tâm trạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân là tương đối tốt. Trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục ổn định tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tổng kết công tác năm 2019 đề ra nhiệm vụ trọng tâm năm 2020; ban hành các chương trình, kế hoạch công tác năm 2020.

Khẳng định rằng Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH đã thực sự đi vào cuộc sống được đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đón nhận, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư KT-XH; hiệu lực hoạt động hệ thống chính trị và mở ra thời cơ mới, thách thức mới đối với sự phát triển của mỗi địa phương.

Phương Anh


Phương Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]