(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sáng nay (15/3, tức ngày 18/2 năm Bính Dậu) tại Di tích Quốc gia Phủ Trịnh (xã Vĩnh Hùng), UBND huyện Vĩnh Lộc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 447 năm ngày mất của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm (1570 - 2017).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỷ niệm 447 năm ngày mất Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm

(VH&ĐS) Sáng nay (15/3, tức ngày 18/2 năm Bính Dậu) tại Di tích Quốc gia Phủ Trịnh (xã Vĩnh Hùng), UBND huyện Vĩnh Lộc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 447 năm ngày mất của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm (1570 - 2017).

Về dự lễ kỷ niệm có đồng chí Phạm Duy Phương - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH,TT&DL cùng lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Lộc, lãnh đạo xã và đông đảo bà con nhân dân, con cháu Trịnh tộc.

Lãnh đạo các sở, ban, ngành dâng hương.

Long trọng Lễ kỷ niệm 447 năm ngày mất Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm.

Đức Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm sinh ngày 24/8 năm Quý Hợi (năm 1503), niên hiệu Cảnh Thống thứ 6 đời vua Lê Trang Tông trong một gia đình nông dân nghèo ở Biện Thượng (nay là làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc) có truyền thống giàu lòng nhân nghĩa.

Đánh giá về ông, sách Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn đã viết: Trịnh Kiểm là người có tài năng, kiến thức hơn người, yêu thương dân như con. Vì có nhiều công lao ông được nhà vua phong tước Dực Quận Công năm 1543. Ngày 20/5 năm Ất Tỵ 1545, Nguyễn Kim bị ám hại, trước khi chết Nguyễn Kim đã giao cả binh quyền cho Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm, sau đó Trịnh Kiểm được vua Lê phong làm Thái sư, tước lượng Quốc Công đứng đầu trong quan cùng lo việc nước.

Năm Bính Ngọ 1546, Trịnh Kiểm rút quân về Thanh Hóa lập thành điện ở đồn Vạn Đại, huyện Thụy Nguyên (nay là huyện Thọ Xuân) để cho vua ở và dựng thành dinh ở Biện Thượng chiêu mộ quân sỹ, tích trữ lương thảo để lo việc nước.

Năm Mậu Thân 1548, vua Lê Trang Tông mất, Trịnh Kiểm lập thái tử Duy Liên lên làm vua (tức vua Trung Tông). Trong những năm dưới thời vua Trung Tông, ông giữ thế thủ giặc ở Thanh Hóa. Sự nghiệp trung hưng của nhà Lê đang thu được những thắng lợi thì lại gặp những chắc trở, khi vua Trung Tông mới ở ngôi vị được 8 năm đã qua đời khi mới 22 tuổi, chưa có con nối dõi. Trước tình hình đó, Trịnh Kiểm đã họp bàn với các đại thần “nước không thể một ngày không có vua” và ông đã thân chinh đi tìm con cháu nhà Lê. Đến làng Bố Vệ, ông đã gặp Lê Duy Bang - cháu 4 đời của Lê Trừ và sau đó, lập Lê Duy Bang làm vua - tức vua Lê Anh Tông.

Tuy ở độ tuổi 26 nhưng Lê Duy Bang chưa một ngày tham gia chính sự, chưa có một trận xông pha giết giặc. Vì vậy việc nước việc quân đều do quần thần lo liệu, do Minh Khang Thái Vương dẫn dắt. Năm Mậu Ngọ 1558, Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm dâng biểu lên vua Lê Anh Tông đưa Nguyễn Hoàng (là em vợ ông) vào trấn thủ ở Thuận Hóa. Với tài năng chiến lược của mình, Nguyễn Hoàng đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đàng Trong và đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước sau này.

Mặc dù xuất thân từ tầng lớp dân nghèo, trải qua nhiều khó khăn gian khổ, một lòng tận trung với nước Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm là một vị tướng tài được quân sỹ mến mộ, mưu lược biết sắp xếp kế sách, trù tính kế hoạch lâu dài cho đất nước, giúp nhà Lê ngày càng hưng thịnh, vững mạnh. Sau những cống hiến to lớn, ngày 18/2 năm Canh Ngọ 1570 Đức Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm tạ thế ở tuổi 68. Ông là người mở đầu cho 12 đời chúa Trịnh với 249 năm có mặt trên chính trường, đại điện với nhiều đóng góp công lao và danh nhân lỗi lạc của đất nước.

Lễ kỷ niệm năm nay, Phủ Trịnh đang trong công cuộc trùng tu, tôn tạo, con cháu Trịnh tộc lại trở về đông hơn, từ khắp mọi miền đất nước dâng hương, kính lễ. Chính quyền địa phương xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc cũng nỗ lực trong công tác chuẩn bị chu đáo với hai phần lễ và hội được đông đảo bà con và du khách hưởng ứng, tham gia.

Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]