(vhds.baothanhhoa.vn) - Tín ngưỡng thờ Mẫu là giá trị tinh thần do nhân dân ta sáng tạo ra và phát huy tác dụng trên nhiều vùng lãnh thổ của đất nước Việt Nam từ bao đời nay, đã được UNESCO vinh danh, công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Liên hoan ‘Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu’ góp phần phát triển du lịch

Tín ngưỡng thờ Mẫu là giá trị tinh thần do nhân dân ta sáng tạo ra và phát huy tác dụng trên nhiều vùng lãnh thổ của đất nước Việt Nam từ bao đời nay, đã được UNESCO vinh danh, công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Thanh Hóa là nơi hấp thụ, giao thoa cộng hưởng tinh hoa của nhiều sắc thái văn hóa của cả nước, vì thế tín ngưỡng thờ Mẫu cũng đã đi vào tâm thức người xứ Thanh từ lâu đời như một yếu tố không thể thiếu được trong lễ hội tâm linh đã và đang có sức truyền cảm hấp dẫn với đông đảo du khách gần xa.

Xét về mặt lịch sử xuất xứ thì Đền Sòng (Bỉm Sơn, Thanh Hóa) nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh là trung tâm thờ Mẫu của vùng Bắc bộ và Bắc miền Trung, cũng có thể nói là trung tâm thờ Mẫu của cả nước. Như vậy, tính ảnh hưởng của nó không khác tính phong phú về cách thức diễn xuất vũ đạo ở Phủ Dầy (Nam Định). Bởi các nghi thức thờ cúng, tam tòa thánh mẫu gắn liền với vũ điệu, âm nhạc, hát văn trong quá trình hành lễ. Thực chất của tín ngưỡng thờ Mẫu là tôn vinh đức mẹ đã sản sinh ra giá trị tinh thần mà con người là chủ thể ở đó là thiên, địa, nước, một triết lý nhân văn sâu sắc về nhân quả “thiên, địa, nhân”. Với ý nghĩa tôn vinh, biết ơn người mẹ như một huyền thoại, đấng thần linh trong tâm thức sâu thẳm của người Việt đã thấm đẫm trong ý niệm dân gian từ bao đời nay thông qua các gia đồng với tấm lòng thành kính dâng lên người mẹ hiền siêu phàm trong những ngày lễ hội tâm linh xao xuyến lòng người.

Thanh Hóa là vùng đất thiêng “tam vua, nhị chúa”, “đất linh thiêng sinh ra hào kiệt”. Từ thời Bà Triệu đến Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Thánh Tông và nhiều anh hùng khác đã viết nên những bản anh hùng ca bất hủ. Theo đó là quê hương có dày đặc di tích lịch sử, thiên nhiên thắng cảnh, văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Có thể nói tín ngưỡng thờ Mẫu được lan tỏa trên một vùng đất rộng lớn từ nông thôn đến thành thị và đặc biệt hoạt động có bài bản ở các di tích lịch sử lớn và nhiều chùa chiền trên địa bàn của tỉnh.

Những thanh đồng trong Liên hoan "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu" lần thứ nhất tại Thanh Hóa.

Để góp phần đưa di sản tín ngưỡng thờ Mẫu vào hoạt động lễ hội tâm linh, góp phần phát triển du lịch, vừa qua Hội Di sản Văn hóa Việt Nam Thanh Hóa phối hợp với Sở VH,TT&DL tổ chức liên hoan “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu” lần thứ Nhất tại chùa Bái Chăm, xã Quảng Hưng, TP Thanh Hóa trong 2 ngày. Đây là một việc làm mới nằm trong quy trình của kế hoạch đẩy mạnh du lịch ở xứ Thanh thông qua hoạt động văn hóa tâm linh. Qua liên hoan người xem đã cảm thụ được các thanh đồng, phục dựng lại nghi thức hầu đồng của các giá đồng theo cách thức bài trí mang tính truyền thống xưa. Trên bàn thờ được nghệ nhân bài trí cấu trúc rất linh thiêng, bố cục chặt chẽ theo nghi lễ tam tòa thánh mẫu, tạo cho người xem có một cảm xúc vừa thành kính, linh thiêng, vừa có ý nghĩa tôn vinh đức mẹ siêu nhiên độ lượng với trần thế. Do quy chế của liên hoan, các thanh đồng từ các vùng miền trong tỉnh khi đến tham dự đều mang trong mình một ý thức “Di sản” của nhân loại và là niềm tự hào của dân tộc, của quê hương nên trong quá trình hành lễ, hầu đồng rất chuẩn mực cả về cách hòa âm phối khí của âm nhạc như trống, phách, đàn, nhị đồng thời lời hát văn, vũ điệu rất sinh động, đầy cảm xúc. Các thanh đồng đều cố gắng hết sức mình để trình làng với thiên hạ một nghi thức hầu đồng đẹp cả diễn viên cả về mặt lời hát văn vũ điệu mà ở đó làm cho người xem cảm thấy rạo rực, xốn xang tâm cảm đến say lòng. Nhờ có việc khai thác nhân tài của các địa phương trong việc sử dụng khả năng nghệ thuật của những diễn viên chuyên nghiệp đã nghỉ hưu như chèo, tuồng, cải lương kết hợp với các nghệ nhân hầu đồng truyền thống, nên liên hoan đạt chất lượng cao.

Sau 2 ngày làm việc tích cực, hầu như không có giờ nghỉ trưa, tối nghỉ muộn, các thanh đồng phải luyện tập tích cực làm cho liên hoan càng thêm náo nhiệt, du khách, công chúng đến xem đều phấn chấn và hòa nhập với di sản đầy huyền bí này.

Qua liên hoan, hội đồng đã chọn trong 20 thanh đồng đến từ các huyện thị thành phố trong tỉnh, các thanh đồng đều tham gia 3 giá đồng thời gian 60 phút và đã chọn được 5 giải nhất, 10 giải nhì, 5 giải ba. Trong đó có 12 thanh đồng có những giá hầu xuất sắc nhất.

Ông Hồ Quang Sơn - Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tỉnh Thanh Hóa cho biết: Khả năng “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu” ở Thanh Hóa là rất phong phú, sáng tạo kể cả trong cách thức hầu đồng và tổ chức thực hiện các nghi lễ bài trí đồ thờ cho đến triển khai các cung đoạn giá đồng đã đem lại cho du khách những biểu cảm thán phục về tài năng diễn xuất của nghệ nhân. Trên cơ sở liên hoan lần thứ Nhất, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với Sở VH,TT&DL tổ chức nhân bản mở rộng loại hình di sản này để góp phần phát triển du lịch xứ Thanh.

Hoàng Hoa Mai


Hoàng Hoa Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]