Mỗi thanh niên là một sứ giả văn hóa
Xứ Thanh - nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em. Trải qua bao biến đổi, trên mảnh đất này đã kết tụ và chắt lọc nên một kho tàng văn hóa giàu giá trị từ những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc. Để rồi, ngày nay, thế hệ trẻ được thừa hưởng, tự hào và tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc, mỗi vùng đất.
Đội văn nghệ bản Ngàm, xã Sơn Điện (Quan Sơn) có nhiều bạn trẻ tham gia.
Mỗi “sứ giả văn hóa” một cách truyền bá riêng
Chương trình “Teambuilding trải nghiệm lịch sử” đã và đang là hoạt động trải nghiệm lịch sử được học sinh và thầy cô ở Thanh Hóa yêu thích, đánh giá cao. Người sáng tạo nên chương trình, chính là nhóm bạn trẻ 9X Đoàn Hữu Ngọ (Hà Trung), Trịnh Xuân Mạnh (Bỉm Sơn) và Nguyễn Hà Đông (Đông Sơn) thuộc Công ty CP Sự kiện và Du lịch Đông Sơn. Điểm chung của các bạn trẻ là yêu lịch sử và khát khao mang kiến thức văn hóa lịch sử truyền thụ cho thế hệ tiếp theo.
Anh Nguyễn Hà Đông cho biết: “Đây là chương trình truyền bá kiến thức lịch sử dành cho học sinh. Điều đặc biệt của chương trình đó là được tổ chức tại các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh, giúp học sinh hiểu về hoàn cảnh lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của các triều đại, công trạng, thân thế, sự nghiệp của nhân vật lịch sử, thông điệp từ di tích... Bối cảnh, đạo cụ trải nghiệm sẽ tương ứng với thời kỳ lịch sử và học sinh được mặc cổ phục để tham gia chương trình. Đây là sân chơi mà các em học sinh có thể giao lưu, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, đồng thời thể hiện kiến thức, sự năng động, sáng tạo của tuổi trẻ”. Để xây dựng các chương trình trải nghiệm lịch sử, nhóm đã tự tổ chức các chuyến đi khám phá, tìm hiểu về di tích, nhân vật lịch sử, văn hóa trên chính quê hương của mình. Qua các chuyến điền dã, tình yêu quê hương, đất nước và chính những giá trị văn hóa truyền thống càng làm quyết tâm của nhóm thêm vững vàng.
Đây chỉ là một trong rất nhiều dấu ấn riêng của người trẻ nhằm giữ gìn văn hóa lịch sử dân tộc. Theo anh Đông, sự sáng tạo của người trẻ và trợ giúp đắc lực từ công nghệ khiến cho các giá trị văn hóa truyền thống, di sản trở nên cuốn hút, hấp dẫn. Điều này thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm và là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của một lớp người trẻ để “thổi hồn” giúp cho những giá trị văn hóa mang đúng bản sắc và hiện hữu trong đời sống hàng ngày.
Là lực lượng xung kích trong thời đại chuyển đổi số, việc số hóa các di sản văn hóa, mang kiến thức, văn hóa lịch sử đến gần hơn với cộng đồng đã và đang được các bạn trẻ xứ Thanh thực hiện rất tốt. Đến nay, hầu hết các di tích lịch sử, văn hóa lớn của tỉnh, huyện đều đã được đoàn viên thanh niên thực hiện “số hóa”, từ đó mang đến cách tiếp cận văn hóa mới, phù hợp với thời đại và được mọi người đón nhận.
Hiểu về văn hóa dân tộc để phát huy bản sắc
Thế hệ trẻ là những người thụ hưởng các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp xúc nhiều nhất với những giá trị văn hóa mới. Họ cũng là lực lượng có khả năng sáng tạo và đổi mới cao, tạo ra những sản phẩm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong bảo tồn và phát triển văn hóa, những năm qua, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa góp phần thúc đẩy phát triển và bảo tồn nền văn hóa của dân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Các em học sinh hào hứng tham gia chương trình “Teambuilding trải nghiệm lịch sử”.
Chị Phùng Tố Linh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa, khẳng định: “Để mỗi đoàn viên thanh niên có thể trở thành một đại sứ văn hóa trước hết phải hiểu về văn hóa dân tộc mình để phát huy bản sắc. Theo đó, đoàn thanh niên các cấp tổ chức nhiều hoạt động tạo môi trường cho thanh niên tham gia quá trình chuyển đổi giá trị văn hóa thành sức mạnh nội sinh, như tổ chức các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên, trong đó đã có nhiều ý tưởng khởi nghiệp về lĩnh vực văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc được đánh giá cao và triển khai trong thực tiễn. Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn đẩy mạnh tuyên truyền việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với đời sống thực tiễn và trong công việc; đẩy mạnh các hoạt động về nguồn, khám phá lịch sử tại “địa chỉ đỏ”; thành lập các câu lạc bộ giữ gìn văn hóa dân tộc của người trẻ...”.
Bên cạnh đó, các cấp bộ đoàn, hội, đội tăng cường giáo dục đoàn viên thanh niên ý thức trân trọng giá trị văn hóa dân tộc; định hướng xây dựng hình mẫu thanh niên xứ Thanh thời kỳ mới, nền tảng là những giá trị đạo đức, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam với cốt lõi “tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn”...
Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số với sự sáng tạo, nhạy bén của người trẻ cùng với tình yêu dân tộc, mỗi đoàn viên thanh niên đều có thể trở thành một “đại sứ văn hóa” với việc giới thiệu, quảng bá những điều đơn giản như vẻ đẹp giản dị nơi thôn quê, truyền thống văn hóa cách mạng của quê hương đến những di tích văn hóa lịch sử, nét riêng của dân tộc mình... để cùng nhau lan tỏa tình yêu quê hương, giá trị dân tộc, vẻ đẹp đất nước.
Con đường giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang được tuổi trẻ xứ Thanh đồng lòng thực hiện, dẫu rằng con đường đó còn những gian nan, nhưng cũng đầy niềm tin và kỳ vọng vào những người trẻ n
Bài và ảnh: Đỗ Phan
- 2024-11-14 10:31:00
Trung Quốc khai quật hơn 90.000 hiện vật thời đồ đá cách đây hơn 5.000 năm
- 2024-11-14 10:12:00
500 nghệ sĩ quy tụ tại chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Cùng nhau giữ nước”
- 2024-11-09 14:59:00
Ảnh hưởng của địa lý tới vị thế của quốc gia
Hãy để tuổi trẻ viết tiếp câu chuyện văn hóa
“Hương đảng” không phải là “Phe cánh trong làng”
Tướng quân Nguyễn Phan
Tác phẩm về sự sáng tạo trong việc học ngôn ngữ giành giải cuộc thi Pháp ngữ
Người trẻ và sứ mệnh giữ gìn văn hóa dân tộc: Khi người trẻ giữ “lửa”
Triển lãm nghệ thuật “Phan Huỳnh Điểu-Cánh chim bay về”
Niềm vui với Toán học
UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể
“Bản giao hưởng sắc màu” Festival Hoa Đà Lạt 2024 hấp dẫn với nhiều hoạt động