Người trẻ và sứ mệnh giữ gìn văn hóa dân tộc: Khi người trẻ giữ “lửa”
Dẫu rằng vẫn còn những tiếng thở dài của nghệ nhân dân gian lo lắng khi ngày càng ít người trẻ quan tâm, gìn giữ văn hóa dân tộc nhưng không thể phủ nhận rằng một số bạn trẻ đang nỗ lực giữ chữ, giữ tiếng và dành tình yêu cho văn hóa dân tộc, từ đó góp phần đưa các giá trị văn hóa lan tỏa trong cộng đồng.
Cô Hà Thị Khuyên (giữa) cùng học sinh tìm hiểu về văn hóa dân tộc Thái.
Nhiệt huyết + đam mê = Giữ gìn
“Giữ thôi chưa đủ, mình phải làm cho nó hiện hữu mỗi ngày trong cuộc sống” là lời khẳng định cũng là phương châm mà cô Hà Thị Khuyên (giáo viên Trường THPT Quan Sơn, huyện Quan Sơn) nói về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái.
Khuyên từ nhỏ đã sống trong không gian văn hóa Thái. Mẹ cô thành thục nhiều loại hình diễn xướng dân gian dân tộc Thái, đặc biệt mẹ thường hát cho cô nghe nhiều bài dân ca và dạy múa của người Thái. Sự tiếp xúc gần gũi, tự nhiên của văn hóa Thái như bầu không khí mát trong nuôi dưỡng tâm hồn Khuyên khôn lớn, để rồi khi trở thành cô sinh viên Trường Đại học Tây Bắc, lần đầu tiên bước chân ra ngoài tự lập, được tiếp xúc với nhiều loại hình văn hóa của các dân tộc khác, Khuyên chợt hiểu rằng văn hóa dân tộc “như một vì sao sáng trên bầu trời sao, ở đó mỗi dân tộc đều lấp lánh vẻ đẹp khác nhau. Sự riêng biệt, đặc trưng của dân tộc mình tạo nên vẻ đẹp cuốn hút nhất”.
Bị hấp dẫn bởi chính vẻ đẹp văn hóa dân tộc mình, Khuyên quyết định trở thành “nhà leo núi” tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa Thái. Lúc đó, Khuyên chỉ có nhiệt huyết của một thanh niên trẻ, bạn đồng hành trên con đường này hầu như không có bởi nhiều người trẻ khác không mấy quan tâm đến vấn đề này. Trong khi văn hóa Thái không chỉ nằm trong sách vở, tài liệu trên mạng mà ở những “báu vật sống” là nghệ nhân dân gian đang sinh sống ở khắp mọi nơi, là những cuốn sách cổ nằm rải rác trong các gia đình gốc Thái đang gìn giữ... Khó khăn là vậy nhưng Khuyên nghĩ “văn hóa dân tộc mình nếu mình không giữ thì ai giữ”.
Trong văn hóa Thái, hai vấn đề mà Khuyên quan tâm là ngôn ngữ văn học và trang phục. Khuyên đã tự nghiên cứu cùng với sự chỉ dạy của già làng, trưởng bản biết đọc và viết chữ Thái cổ. Sau đó, cô bước vào hành trình sưu tầm văn hóa Thái qua những bản sách cổ viết tay còn lưu giữ ở các gia đình người Thái trong toàn tỉnh và ở những tỉnh khác. Thời gian đầu mới đi làm, lương hợp đồng ít ỏi, Khuyên tối giản chi tiêu cho bản thân mà dành dụm phần nhiều phục vụ cho những chuyến đi xa tìm về các bản làng, vùng sâu, vùng xa, đến tận những gia đình người Thái có sách cổ để tìm hiểu. Khuyên bộc bạch: “Bạn bè người thân đều biết đam mê của mình nên nếu biết nhà nào, ở đâu còn lưu giữ bản sách Thái cổ sẽ giới thiệu. Cứ có địa chỉ là mình sẽ lên đường, dù là ở Mường Lát, hay Hòa Bình, dù là trời mưa rét hay nắng gắt thì mình sẽ cố gắng để tiếp cận sớm nhất với bản sách”. Đó là những chuyến đi của nhiệt huyết và đam mê, bởi nếu không có hai “vitamin” đó trợ giúp thì làm sao một cô gái trẻ ròng rã hàng chục năm trời, vào 3 tháng hè, và cứ thứ 7, chủ nhật hàng tuần vào những tháng dạy học, lại lên đường đến khắp mọi miền sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Thái.
Đến nay, Khuyên đã tiếp xúc với trên 1.000 đầu sách Thái cổ, trong đó cô đã dịch 30 cuốn sang tiếng Việt. Cô cho biết: “Chữ Thái cổ có đặc điểm là không có quy tắc viết hoa, không tách chữ bởi vậy khi dịch sang tiếng Việt đòi hỏi phải đọc đi đọc lại thật kỹ, hiểu rõ nội dung và cụ thể các chi tiết, đồng thời phải có vốn hiểu biết về văn hóa dân tộc Thái thì mới có thể dịch đúng, dịch sát nội dung”. Năm 2017, tác phẩm biên dịch sang tiếng Việt “Lai Xư Tày Đeng” Khuyên có tham gia cùng Quán Vi Miên, Nguyễn Doãn Hương đã đoạt giải ba của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
Không chỉ dừng lại ở đó, để những giá trị văn hóa “hiện hữu trong cuộc sống mỗi ngày” Khuyên đứng ra đảm nhiệm vai trò dạy chữ Thái cổ cho học sinh Trường THPT Quan Sơn. Đây là ngôi trường đầu tiên ở Thanh Hóa dạy chữ Thái cổ, và Khuyên đang là cô giáo trẻ duy nhất của trường đảm nhiệm bộ môn này. Là cô giáo Ngữ văn có năng lực, nhiều năm dẫn dắt đội tuyển Ngữ văn của trường, thời gian rất bận nhưng cô Khuyên vẫn luôn nỗ lực trong việc dạy chữ Thái cổ cho học sinh. Trung bình, nhà trường duy trì mỗi khóa 2 lớp, các em được học miễn phí, nhà trường hỗ trợ kinh phí in ấn tài liệu và bồi dưỡng cho giáo viên giảng dạy.
Đến nay, sau 12 năm dạy chữ Thái tại Trường THPT Quan Sơn, đã có hàng trăm học sinh viết được chữ Thái cổ, biết nhiều hơn về văn hóa dân tộc Thái, khơi dậy tình yêu và lòng tự hào dân tộc. Nhiều học sinh đã trở lại nói lời cảm ơn và song hành cùng cô giáo Khuyên trên con đường giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái.
Thầy mo 9X
Nhận được thông báo từ gia đình có người mất, thầy mo Phạm Ngọc Đức (Ngọc Lặc) liền đứng lên thắp hương trình báo tổ sư, các đấng tối cao, tổ tiên xin phép được đi hành nghề. Đến nhà người quá cố, đầu tiên, thầy mo tiến hành làm lễ nhập quan. Sau đó là đến bài mo kẹ, mo lìa. Thầy mo sẽ giúp cắt đứt đoạn những vương vấn của người đã khuất với trần gian, trả hết nợ hết nần để vong về với cõi âm không còn vướng mắc gì với con cháu, gia đình và người trần, không khiến họ ốm đau, bệnh tật gì nữa.
Buổi tối là lúc thầy mo nhiều công việc nhất. Liên tục các roóng mo nối tiếp nhau như: mo nhìn họ, mo cởi lìa, mo xin đất... Đây là những hoạt động mà thầy mo đóng vai dẫn đường, đưa vong hồn người quá cố đi khắp mường Ma, một thế giới tách biệt hoàn toàn với thế giới người sống. Ở đó, người chết sẽ tìm họ hàng, người thân ở các nghĩa trang khác nhau, xin đất để làm nhà tại nơi ở mới, biết đường đi lối lại, có anh có em, tiếp tục cuộc đời bên những họ hàng đã khuất trước đây của mình. Nếu như trước đây, một đám ma phải thực hiện nghi lễ trong vòng mấy ngày thì nay, thực hiện nếp sống mới, nghi lễ được giảm bớt, thời gian cũng không dài như trước.
Sinh năm 1996, đến nay, Đức đã có gần 10 năm gắn bó với nghề này và gần 300 lễ mo được anh thực hiện cho các gia đình có người qua đời và hàng nghìn lễ mo đám cưới, lễ cúng gia tiên hai họ đến đón dâu hay lễ mừng nhà mới, lễ mát nhà, cầu sức khỏe, bình an... Thuộc thế hệ 9X, trong khi bạn bè cùng trang lứa lựa chọn nhiều nghề nghiệp hiện đại thì Đức lại chọn nghề mo. “Bởi mo Mường đang bị mai một dần, tôi không thể để truyền thống đó của dân tộc biến mất được. Đó là trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng tôi”, Đức cho biết. Có lẽ, trách nhiệm đó đã giúp một thanh niên trẻ như Đức kiên trì với nghề và vượt qua những đàm tiếu của người đời.
Chị Khuyên, anh Đức chỉ là hai trong hàng trăm thanh niên xứ Thanh đã và đang dành nhiệt huyết, sức sáng tạo của tuổi trẻ cho việc giữ gìn văn hóa dân tộc. Các anh, các chị là những truyền nhân của thế hệ trước, trực tiếp tham gia công tác giữ gìn, thắp sáng các giá trị văn hóa bằng niềm đam mê mãnh liệt của tuổi trẻ. Và ánh sáng của ngọn lửa đó đã và đang thu hút sự quan tâm, chú ý của thế hệ trẻ kế tiếp n
Bài và ảnh: Phan Thị
{name} - {time}
-
2024-11-23 09:09:00
Lần đầu trưng bày bức chân dung quý hiếm của danh họa Caravaggio
-
2024-11-23 08:52:00
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững
-
2024-11-06 10:31:00
Triển lãm nghệ thuật “Phan Huỳnh Điểu-Cánh chim bay về”
Niềm vui với Toán học
UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể
“Bản giao hưởng sắc màu” Festival Hoa Đà Lạt 2024 hấp dẫn với nhiều hoạt động
Trở lại chuyện chính tả “xán lạn” hay “sáng lạn”
615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa: Cần tối ưu hóa nguồn lực
Huyền thoại nhạc kịch thế giới Philip Quast sắp có liveshow tại Việt Nam
Những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ
Làm thế nào để ôm một chú nhím?