(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong những năm gần đây, việc phát triển kinh tế trang trại đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên cùng với gia tăng số lượng đàn gia súc theo quy mô trang trại cũng đặt ra thách thức không nhỏ về ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xử lý chất thải trang trại: Bài toán khó

(VH&ĐS) Trong những năm gần đây, việc phát triển kinh tế trang trại đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên cùng với gia tăng số lượng đàn gia súc theo quy mô trang trại cũng đặt ra thách thức không nhỏ về ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra.

Mặc dù trong số các trang trại chăn nuôi tập trung và các hộ chăn nuôi quy mô lớn đang hoạt động, nhiều hộ đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng hệ thống hầm biogas, qua lắng lọc sau đó thải ra môi trường, hoặc chất thải chăn nuôi được xử lý bằng đệm lót sinh học.

Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ giảm thiểu ô nhiễm khi số đàn gia súc, gia cầm có qui mô vừa phải, nước thải sau xử lý vẫn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là khi các cơ sở không tuân thủ quy trình sản xuất, quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải.

Tại huyện Quảng Xương hiện có 110 trang trại, trong đó có 75 trang trại lợn với tổng giá trị hàng hóa ước đạt 100,2 tỷ đồng. Huyện Thiệu Hóa đến nay đã phát triển được 105 trang trại quy mô lớn; trong đó có 67 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT, 38 trang trại được cấp giấy chứng nhận KTTT. Các trang trại đã thu hút và giải quyết việc làm cho 719 lao động địa phương với mức thu nhập từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng/ người/ tháng…

Để mô hình kinh tế trang trại càng được nhân rộng và phát huy hiệu quả, ngoài việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sản xuất lúa kém hiệu quả, quy hoạch thành khu trang trại tổng hợp, huyện Thiệu Hóa còn có cơ chế hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng để các hộ dân yên tâm đầu tư sản xuất; phối hợp với Trạm Khuyến nông, Hội làm vườn huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt cho các hộ nông dân...

Tuy nhiên, thực tế cho thấy chăn nuôi lợn ở huyện Quảng Xương, Thiệu Hóa cũng như ở hầu hết các địa phương trong tỉnh thường mang hình thức tự phát, quy mô nhỏ lẻ, đa số các trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong các khu dân cư, quỹ đất nhỏ, hẹp không đủ diện tích xây dựng các công trình xử lý chất thải theo quy trình, không đảm bảo khoảng cách các khu dân cư... Vì thế mức độ ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra đang trở nên báo động.

Ông Lê Thọ Cường - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thọ Xuân - cho biết: Trước thực trạng đa số các trang trại, gia trại chăn nuôi chưa đủ điều kiện vệ sinh thú y; hoạt động chăn nuôi diễn ra tự do gây ô nhiễm môi trường thì việc tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, kỹ thuật công nghệ sinh học mới vào trong sản xuất, sử dụng các chế phẩm sinh học để khử mùi và tăng cường hiệu quả xử lý nguồn thức ăn trong chăn nuôi cần được đưa lên hàng đầu.

Để giải quyết bài toán xử lý chất thải trong chăn nuôi tỉnh và các ngành có liên quan cần xem xét, khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi quy mô lớn đầu tư vào các công nghệ mới, tiên tiến; quy hoạch, xây dựng vùng chăn nuôi tập trung cách xa khu dân cư theo hình thức vùng sản xuất nông nghiệp cận đô thị vệ tinh, đồng thời quyết không nương tay các trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, không cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp, trang trại không đảm bảo các giải pháp xử lý môi trường...

Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]