(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhiều năm qua, nhờ nguồn vốn vay nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55 của Chính phủ đã giúp cho hàng ngàn hộ dân vùng cao huyện Như Thanh (Thanh Hóa) có cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Mới đây, Nghị định 116 của Chính phủ (hiệu lực từ ngày 25/10/2018) sửa đổi, bổ sung một số điểm mới so với nghị định cũ, đặc biệt là nâng cao hạn mức vay cho người nông dân đã và đang tạo nên tâm thế mới cho những nhà đầu tư “chân đất”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Agribank Thanh Hóa đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn

Nhiều năm qua, nhờ nguồn vốn vay nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55 của Chính phủ đã giúp cho hàng ngàn hộ dân vùng cao huyện Như Thanh (Thanh Hóa) có cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Mới đây, Nghị định 116 của Chính phủ (hiệu lực từ ngày 25/10/2018) sửa đổi, bổ sung một số điểm mới so với nghị định cũ, đặc biệt là nâng cao hạn mức vay cho người nông dân đã và đang tạo nên tâm thế mới cho những nhà đầu tư “chân đất”.

Thăm mô hình kinh tế của hộ gia đình ông Lê Kim Hạnh thôn Xuân Hưng, xã Xuân Khang huyện miền núi Như Thanh, một trong những khách hàng truyền thống của Agribank chi nhánh Như Thanh. Ông Hạnh vay 100 triệu đồng theo Nghị định 55 đầu tư vào phát triển nông nghiệp từ những năm 2014, 2015. Nhờ nguồn vốn vay trên ông Hạnh đã mạnh dạn đầu tư vào phát triển đồi vườn với cây mía thâm canh, mua trâu bò để chăn thả, tận dụng nguồn thức ăn từ đồi mía. Ông Hạnh hồ hởi khoe: “Vừa rồi gia đình bán 6 con bò đem về cả trăm triệu đồng. Vừa có tiền trang trải mua sắm đồ đạc trong gia đình, vừa có nguồn đầu tư mua thêm giống má”.

Ông Hạnh cho biết, ngày trước khi không có vốn để đầu tư, nửa quả đồi đất của gia đình ông chỉ trồng lác đác vài loại cây ăn quả, cây lâu năm rồi phó mặc cho trời đất năm này qua năm nọ. Kể từ khi tiếp cận Ngân hàng Nông nghiệp, biết tới Nghị định 55 của chính phủ về phát triển nông nghiệp nông thôn, ông Hạnh đã có một cuộc cách mạng về tư tưởng làm ăn. Từ nguồn vốn vay ban đầu, những khoảng đồi trơ trọi ông đã biến thành cánh đồi mía xanh tươi; những gốc cây lâu năm ông đốn chặt, cất dựng thành những chuồng trại cho trâu, bò... tư duy kinh tế, lợi nhuận tự bao giờ đã ăn sâu vào trong máu thịt của ông.

Mới đây, sau khi đáo nợ ngân hàng ông Hạnh tiếp tục vay mới 100 triệu đồng để đầu tư. Hỏi ông về những kiến nghị, đề xuất, ông Hạnh cười bảo: “Điều mà tôi cũng như nhiều nông dân khác muốn kiến nghị là hạn mức vay cần được nâng lên cho phù hợp với giá trị đầu tư của khách hàng trong thời điểm mới. Tuy nhiên, chưa kịp kiến nghị thì Nghị định 116 của Chính phủ (hiệu lực từ ngày 25/10/2018) sửa đổi, bổ sung một số điểm mới so với Nghị định 55, đặc biệt là nâng cao hạn mức vay rất kịp thời, nhanh chóng. Có điều chỉnh, bổ sung gia đình sẽ làm hồ sơ để đăng ký vay mới”.

Ông Phạm Văn Sao - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Khang đánh giá cao vai trò của đồng vốn Agribank trong phát triển nông nghiệp nông thôn ở địa phương. Hiện tại tổng dư nợ trên địa bàn xã là 72 tỉ đồng, trong đó vay qua tổ theo Nghị định 55 là 32.7 tỉ đồng. Nhiều năm qua, nhờ nguồn vốn vay này các hộ nông dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, tận dụng khả năng về nguồn đất, khí hậu đầu tư những mô hình kinh tế đồi vườn hiệu quả. Nhờ đó, diện mạo xã vùng cao đã có nhiều khởi sắc, tỉ lệ hộ nghèo của xã qua các năm không ngừng giảm từ 15 % xuống còn 10%.

“Ngay sau khi Nghị định 116 có hiệu lực, Agribank chi nhánh Như Thanh đã đẩy mạnh tuyên truyền đến khách hàng cũng như tập trung hướng dẫn khách hàng về thủ tục, hồ sơ cũng như những thay đổi, quyền lợi của khách hàng với nghị định mới. Tôi tin rằng, trong thời gian tới, nguồn vốn tín dụng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục tăng trưởng” - Ông Nguyễn Thế Khang - Giám đốc Agribank Như Thanh khẳng định.

Nguyễn Đình


Nguyễn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]