(vhds.baothanhhoa.vn) - Cố GS Trần Quốc Vượng từng ghi nhận, ở vùng Bắc miền Trung người phụ nữ rất thành thục, gánh vác việc cày, bừa, phần việc nặng nhọc của nam nhi. Hiểu và từng khổ, vất vả của đời sống kinh tế khó khăn, hơn ai hết, phụ nữ hiểu rõ, họ cần phải thay đổi cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, thậm chí thay đổi cuộc sống. Đặc biệt, với chị em phụ nữ đồng bào các dân tộc thiểu số, họ biết chỉ có phát triển kinh tế họ mới có thể... đổi đời.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đồng hành cùng phụ nữ phát triển kinh tế

Cố GS Trần Quốc Vượng từng ghi nhận, ở vùng Bắc miền Trung người phụ nữ rất thành thục, gánh vác việc cày, bừa, phần việc nặng nhọc của nam nhi. Hiểu và từng khổ, vất vả của đời sống kinh tế khó khăn, hơn ai hết, phụ nữ hiểu rõ, họ cần phải thay đổi cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, thậm chí thay đổi cuộc sống. Đặc biệt, với chị em phụ nữ đồng bào các dân tộc thiểu số, họ biết chỉ có phát triển kinh tế họ mới có thể... đổi đời.

Mô hình tổ hợp tác đã giúp chị em phụ nữ có thêm kiến thức, kỹ năng nghề để phát triển kinh tế.

Từ các mô hình gia đình

Năm 2020 được coi là năm vất vả với các cấp hội phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống Covid-19, vừa hỗ trợ 16 mô hình kinh tế tập thể cho các thành viên của 9 Hợp tác xã (HTX) và 7 tổ hợp tác trên địa bàn. Nhiều mô hình tốt vẫn được các hội viên phụ nữ duy trì, trong đó phải kể đến các mô hình: Chăn nuôi bò, dê sinh sản, gà ri đồi, vịt bản địa, cây dược liệu tại các xã Phú Nghiêm (Quan Hóa); Vĩnh Quang (Vĩnh Lộc), Yên Khương (Lang Chánh), Pù Nhi, Trung Lý (Mường Lát)...

Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt chị Nguyễn Thị Thu - Chủ tịch Hội LHPN Mường Lát khi mỗi năm, trên địa bàn có thêm nhiều mô hình phụ nữ làm kinh tế. Chị chia sẻ: "Để thay đổi nhận thức và để phát triển kinh tế ở Mường Lát, phụ nữ phải là người đi đầu. Nếu không mạnh dạn, cố gắng và nỗ lực của phụ nữ, chắc chắn nhiều gia đình ở Mường Lát vẫn đang nằm trong danh sách hộ nghèo".

Thời gian qua, Hội LHPN Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Chị Lục Thị Tút, ở bản Táo, xã Trung Lý (Mường Lát), cho biết: “Gia đình tôi chăm sóc theo đúng kiến thức được hội phụ nữ tập huấn nên 100 con vịt được hội hỗ trợ đến nay đang phát triển tốt. Tôi rất phấn khởi. Đây là điều kiện để gia đình tôi vươn lên thoát nghèo”.

Với điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, nhưng nhờ sự quan tâm của các cấp hội phụ nữ, năm 2013, gia đình chị Vi Thị An, dân tộc Thái ở bản Chai, xã Mường Chanh (Mường Lát) được vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để phát triển kinh tế. Với số tiền này, gia đình chị mạnh dạn đầu tư mua 2 con bò cái sinh sản, đồng thời được tham gia các lớp kỹ thuật chăn nuôi bò, trồng cỏ voi. Năm 2015, chị được vay thêm 15 triệu đồng từ tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản của bản, chị đầu tư mua thêm bò sinh sản, chăn nuôi thêm lợn, gà. Sau nhiều năm cần cù, chịu khó, đến nay gia đình chị đã có 16 con bò. Chị đã trả hết số tiền vay ngân hàng và thoát nghèo, trở thành hộ khá.

Hay chị Nguyễn Thị Sửu ở xã Hóa Quỳ (Như Xuân), nhờ được vay vốn 30 triệu đồng theo chương trình vay hộ cận nghèo để chăn nuôi lợn phát triển kinh tế gia đình năm 2014, đến nay chị đã có 1,5 ha cao su cho thu hoạch mỗi năm từ 40-60 triệu đồng...

Theo thống kê của Hội LHPN huyện Mường Lát, giai đoạn 2018-2020, Hội LHPN tỉnh và Hội LHPN huyện đã vận động được các đơn vị đồng hành tham gia thực hiện chương trình hỗ trợ 17 mô hình sinh kế cho hội viên. Trong đó có 13 mô hình nuôi bò sinh sản, 2 mô hình chăn nuôi dê sinh sản, 1 mô hình chăn nuôi vịt, 1 mô hình thổ cẩm, tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng cho 282 hội viên phụ nữ nghèo và 52 mái ấm tình thương, trị giá gần 2,6 tỷ đồng.

Không chỉ có huyện Mường Lát, rất nhiều huyện trong tỉnh, các cấp hội phụ nữ đang tạo mọi điều kiện để hội viên phụ nữ thay đổi chính mình, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Và phát triển các mô hình kinh tế tập thể

Từ việc phát triển kinh tế gia đình, nhiều phụ nữ còn muốn góp sức chia sẻ khó khăn với người khác. Chính vì thế các tổ hợp tác, các mô hình hợp tác xã ra đời đã đẩy nhanh quá trình xây dựng, phát triển kinh tế của gia đình và địa phương. Tính đến nay, các cấp hội phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được 300 mô hình kinh tế tập thể.

Với sự năng động của mình, chị Phạm Thị Ngân xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa đã đứng lên kêu gọi một số chị em có tay nghề cao khôi phục lại nghề và thành lập HTX với ngành nghề đa dạng hơn. Để duy trì và phát triển HTX, chị Ngân ngoài bỏ vốn 300 triệu ban đầu, còn phải bỏ thời gian, công sức đến các địa phương tìm mối thu mua nguyên liệu, mối tiêu thụ sản phẩm..., rồi tổ chức đào tạo lại nghề cho xã viên. Sau hơn 12 năm, hiện HTX có 3 cơ sở tại các xã Hoằng Hà, Hoằng Kim, Hoằng Khánh (Hoằng Hóa), tạo việc làm cho 300 lao động với mức lương từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Trung bình mỗi tháng HTX xuất ra thị trường khoảng 200 nghìn túi siêu thị và 1.000 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, lợi nhuận đạt 35 - 40 triệu đồng. Chị cho biết thêm: “Phát triển kinh tế với mô hình HTX rất thuận lợi, tôi được tham gia nhiều hội thảo, tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nhà nước, mở rộng mối quan hệ, tìm kiếm đối tác đơn hàng, nhờ vậy mà HTX luôn có đầu ra ổn định cho sản phẩm”.

Nắm bắt nhu cầu thị trường về sử dụng sản phẩm rau, quả an toàn, năm 2016, chị Lê Thị Thúy - Chủ tịch Hội LHPN xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân quyết định thầu 1,5 ha diện tích đất thuộc vùng quy hoạch trồng rau sạch của xã để đầu tư nhà màng trồng dưa kim hoàng hậu, dưa chuột baby và các loại rau an toàn khác. Hiện, mô hình của chị Thúy đang cho hiệu quả kinh tế cao với doanh thu trên 600 triệu đồng 1 năm, tạo việc làm thường xuyên cho từ 5 đến 10 lao động, chủ yếu là hội viên hội phụ nữ trong xã. Chị Thúy còn tiết lộ: “Đây là mô hình mang hiệu quả rất cao, tới đây tôi sẽ mở rộng sản phẩm cung cấp ra thị trường”.

Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản của phụ nữ bản Na Hin, xã Mường Chanh được thành lập với 10 hội viên phụ nữ nghèo. Được Hội LHPN huyện tạo điều kiện cho vay không lãi suất số tiền 150 triệu đồng theo hình thức xoay vòng vốn, đến thời điểm hiện nay tổ hợp tác đã mua 7 con bò cái sinh sản trao cho 5/10 thành viên, tổng trị giá 75 triệu đồng. Trong quá trình thực hiện mô hình, các hộ chăn nuôi của tổ hợp tác được tập huấn về kỹ thuật làm chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc bò ở các giai đoạn và cách phòng bệnh cho bò.

Tổ hợp tác trồng và chế biến, tiêu thụ dong riềng do phụ nữ làm chủ tại hai xã Cẩm Bình và Cẩm Liên (Cẩm Thủy), từ 2 ha trồng thử nghiệm ban đầu, đến nay đã được nhân rộng lên hơn 30 ha. Theo tính toán, mỗi ha dong riềng trồng trong 10 tháng, thu hoạch được khoảng 75 tấn củ. Với giá bán khoảng 70 nghìn đồng/1 kg, mỗi ha trồng dong riềng gắn với chế biến sẽ cho lợi nhuận gần 100 triệu đồng.

Phải khẳng định, chính sự chỉ đạo của Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa mà các cấp hội tập trung vận động phụ nữ đổi mới tư duy về phát triển kinh tế, chủ động tiếp cận khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất phù hợp với đặc thù, lợi thế của từng địa bàn. Trong đó phải kể đến việc các cấp hội tập trung chỉ đạo đi đôi với trang bị kiến thức sản xuất kinh doanh, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến ngư. Ngoài ra, hỗ trợ phụ nữ các huyện, xã, thôn xây dựng các mô hình liên kết kinh doanh, HTX, tổ hợp tác; thành lập mô hình trang trại tổng hợp, trang trại đồi vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Chi Anh


Chi Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]