(vhds.baothanhhoa.vn) - Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) sau hơn 1 năm triển khai đã có những kết quả vượt bậc về số lượng sản phẩm tham gia chương trình, mẫu mã, chất lượng từng bước được khẳng định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) sau hơn 1 năm triển khai đã có những kết quả vượt bậc về số lượng sản phẩm tham gia chương trình, mẫu mã, chất lượng từng bước được khẳng định.

Xây dựng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực hướng tới phát triển sản phẩm OCOP.

Nhiều sản phẩm được gắn sao

Sau nhiều cố gắng vượt bậc, tỉnh Thanh Hóa đã có 13 sản phẩm thuộc chương trình OCOP và có 17 sản phẩm được các thành viên trong hội đồng thống nhất chấm điểm đạt 3-4 sao trở lên. Trong suốt quá trình thực hiện, vai trò, trách nhiệm, sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương và chủ thể kinh tế được ghi nhận, đánh giá cao. Trong đó, huyện Hậu Lộc đã tập huấn, vận động được 3 chủ thể kinh tế là doanh nghiệp địa phương tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Liên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hậu Lộc, chia sẻ: “Năm 2019, huyện đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình OCOP đối với 3 sản phẩm tham gia trên cơ sở quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, gồm: Rượu chi nê (Công ty CP Thương mại Hậu Lộc), mắm tôm Hòa Hải (Công ty TNHH Chế biến hải sản Hòa Hải), nước yến (Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến sào xứ Thanh). Trong đó, 2 sản phẩm là rượu chi nê và mắm tôm đã được công nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh”.

Nón lá Trường Giang, miến gạo Thăng Long, hương bài Vạn Thắng, mây tre đan Tân Thọ, gạo tẻ chất lượng cao Quê Hương cùng nhiều sản vật đặc trưng khác tự bao giờ đã trở thành những thương hiệu dân gian của huyện Nông Cống. Để những nông sản trên có thương hiệu là sự nỗ lực lớn của cấp ủy, chính quyền huyện và người dân nơi đây.

Ông Đồng Minh Quân - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Nông Cống, cho biết: “Thực hiện chương trình OCOP, huyện Nông Cống đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, tuyên truyền và khuyến khích các tổ chức kinh tế trên địa bàn các xã, thị trấn tham gia. Chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng sản phẩm đặc trưng bảo đảm các tiêu chí, cũng như lợi thế về nguồn gốc, thế mạnh của địa phương và có tính bền vững. Cùng với việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, phát triển các chuỗi liên kết các sản phẩm đặc trưng, như: Miến gạo Thăng Long, nón lá Trường Giang, gạo tẻ Quê Hương... huyện tập trung xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực, từ đó, nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân”.

Ngoài sản phẩm miến gạo Thăng Long, đến năm 2020, huyện phấn đấu có thêm sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP, gồm: Nón lá Trường Giang, hương bài Vạn Thắng và gạo VietGAP xã Trường Sơn và xã Tượng Văn. Điều đáng ghi nhận, khi được lựa chọn tham gia Chương trình OCOP, các HTX, hộ dân đều có ý thức sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn, thay đổi tư duy sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn và nhất là liên kết chuỗi, tạo thành vùng hàng hóa bảo đảm nguồn cung cho thị trường. Mỗi người sản xuất đều mong muốn sản phẩm mình làm ra được công nhận, được đánh giá, được nâng hạng, gắn sao để nâng tầm, khẳng định thương hiệu và có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm

Tỉnh Thanh Hóa là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ. Trong đó, có 19 sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp và hơn 160 sản phẩm, nhóm sản phẩm khác nhau do các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, làng nghề và hộ gia đình trong tỉnh sản xuất.

Anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), cho biết: “Trước khi tham gia chương trình OCOP, các sản phẩm nước mắm, mắm tôm, mắm tép của doanh nghiệp đã được người tiêu dùng biết đến. Song, chỉ dừng lại ở nhóm hàng thực phẩm thuần túy, chưa toát lên được sự ưu việt, vượt trội và giá trị văn hóa, truyền thống của sản phẩm. Các sản phẩm của đơn vị được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh chính là cơ hội lớn, không chỉ khẳng định tiêu chuẩn, chất lượng và tính truyền thống của sản phẩm địa phương mà còn góp phần quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong, ngoài tỉnh và vươn ra thế giới. Được biết, đến cuối năm 2019, mắm và nước mắm mang nhãn hiệu Lê Gia được xuất khẩu đi Nga, Nam Phi và Hàn Quốc. Hiện, công ty đang tiếp tục xúc tiến để đưa sản phẩm đi thị trường Hoa Kỳ và các nước EU”.

Hiện nay, Thanh Hóa đangtriển khai xây dựng hệ thống quản lý, điều hành chương trình OCOP đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã. Đồng thời, ban hành và áp dụng cơ chế, chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả chương trình OCOP trên phạm vi cả tỉnh. Hướng tới, tiêu chuẩn hóa khoảng 30% số sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm có nguồn gốc từ các địa phương trên địa bàn tỉnh (khoảng 50 sản phẩm) thành sản phẩm OCOP trong năm 2020; trong đó, có ít nhất 1 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia, 10 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 30 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện.

Để các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ các địa phương còn lại tiếp tục được xếp hạng sản phẩm OCOP thì ngoài sự hỗ trợ của huyện, của tỉnh, điểm mấu chốt quyết định sự thành công vẫn phải là chất lượng của sản phẩm, là giá trị mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, yếu tố không thể thiếu được là sự quyết tâm của doanh nghiệp, của đơn vị sản xuất ra sản phẩm để từ đó sẵn sàng thay đổi từ tư duy, cách làm trong sản xuất, ứng dụng khoa họccông nghệ cho đến xây dựng nhãn mác hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]