(vhds.baothanhhoa.vn) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP lần thứ I năm 2020 thuộc Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa có 17 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng OCOP năm 2020

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP lần thứ I năm 2020 thuộc Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thanh Hóa.

Mật Ong Hưởng Hoa của HTX ong mật Hưởng Hoa (Thạch Thành) là một trong những sản phẩm được đánh giá, xếp hạng OCOP năm 2020 tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, có thêm 17 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Cụ thể, có 1 sản phẩm được công nhận sản phẩm đạt hạng 4 sao, là: Ống hút tre của Công ty TNHH ViBaBo (Thường Xuân) và 16 sản phẩm đạt chứng nhận tiêu chuẩn 3 sao, gồm: Chè Lam Phủ Quảng của Cơ sở sản xuất Lâm Thu (Vĩnh Lộc); Mật Ong Hưởng Hoa của HTX ong mật Hưởng Hoa (Thạch Thành); Nấm bào ngư xám, Nấm mộc nhĩ khô, Nấm linh chi đỏ của HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng (Như Thanh); Thảm cói trải sản, Chiếu cói dệt tay thủ công của Công ty TNHH Ngân Khương (Nga Sơn); Cam đường canh Như Xuân, Cam Xã Đoài Như Xuân của HTX dịch vụ nông nghiệp Thành Công (Như Xuân); Lá Xông hơi cảm lạnh, Ngâm chân Mộc Việt của Hộ sản xuất Nguyễn Thị Lan Anh (Quảng Xương); Mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất, Chè sạch Bình Sơn của HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn); Dưa kim hoàng hậu Thiên Trường 36 của Công ty TNHH MTV DVNN CNC Thiên Trường 36 (Đông Sơn) và Gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại trang của HTX DVNN Hà Long; Dầu lạc Linh Phượng của Hộ sản xuất Nguyễn Thị Thùy Linh (Hà Trung).

Đến nay, Thanh Hóa đã có 30 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 6 sản phẩm xếp hạng 4 sao và 24 sản phẩm xếp hạng 3 sao.

Theo quy định, chứng nhận xếp hạng sao sản phẩm của Chương trình OCOP có giá trị trong 3 năm. Đồng thời các sản phẩm được đánh giá, xếp hạng được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận, được sử dụng biểu trưng của Chương trình OCOP và thứ hạng sao in trên bao bì sản phẩm, được hỗ trợ phát triển sản phẩm theo Chương trình OCOP. Mục tiêu “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là bước đi tiếp theo trong phát triển tiêu chí sản xuất của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đây chính là cơ hội để các địa phương phát triển các sản phẩm truyền thống, có thế mạnh thành hàng hóa nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập lớn hơn cho người dân.

PV


PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]