(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thông tin hai CLB bóng đá chuyên nghiệp: Hà Nội T&T và QNK Quảng Nam - kẻ Trung người Bắc, cách nhau gần nghìn cây số bỗng có chung dự định “cắt đuôi” doanh nghiệp có thể xem là những chuyển động rất đáng lưu ý trước thềm V.League 2017. Và đáng nói là phía sau câu chuyện này còn nhiều điều đáng để suy ngẫm chứ không đơn thuần “chỉ là cái tên”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Một số đội bóng V.League “cắt đuôi” doanh nghiệp: Tăng tính “bản địa” hay “chiêu trò” của ông chủ?

(VH&ĐS) Thông tin hai CLB bóng đá chuyên nghiệp: Hà Nội T&T và QNK Quảng Nam - kẻ Trung người Bắc, cách nhau gần nghìn cây số bỗng có chung dự định “cắt đuôi” doanh nghiệp có thể xem là những chuyển động rất đáng lưu ý trước thềm V.League 2017. Và đáng nói là phía sau câu chuyện này còn nhiều điều đáng để suy ngẫm chứ không đơn thuần “chỉ là cái tên”.

Sự kiện một số CLB ở V.League “gắn đuôi” doanh nghiệp đã để lại nhiều câu chuyện “ngỡ như đùa”. Chẳng hạn như đội bóng nọ, do ràng buộc với nhà tài trợ nên phải “gánh” trên lưng cùng lúc 2 doanh nghiệp (LG Hà Nội và ACB); hay đội bóng xứ Nghệ, khi “thở bằng phổi” doanh nghiệp đã trình làng cái tên dài thượt: Tài chính Dầu khí Sông Lam Nghệ An. Ở một diễn biến khác, bóng đá Nam Định thời còn vang bóng ở giải chuyên nghiệp ghi dấu ấn bởi “thành tích” thay nhà tài trợ “như cơm bữa”: Sông Đà (2004), Mikado (năm 2006), Đạm Phú Mỹ (mùa giải 2007), Megastar (V.League 2009)... Hay đội bóng Thanh Hóa chỉ trong một mùa giải (2008) mà có tới 2 tên gọi gắn với 2 doanh nghiệp. Tương tự như năm 2008, sau vòng 12 V.League 2015, CLB bóng đá Thanh Hóa đã được đổi thành FLC. Thanh Hóa.

Vậy nên, khi Hà Nội T&T và QNK Quảng Nam tuyên bố sẽ xóa tên doanh nghiệp từng có thời gian dài gắn cùng danh xưng CLB, bắt đầu tại V.League 2017, sao “cả làng” không sửng sốt cho được?

Nếu đây thực sự là “lời chia tay tự nguyện” như lãnh đạo những CLB này đã phát biểu với giới truyền thông (cắt đuôi doanh nghiệp để tăng tính bản địa) thì sự xuất hiện của hai đội bóng “bình mới rượu cũ” - Hà Nội FC và Quảng Nam FC (tên mới dự kiến) tại V.League 2017 rất đáng được hoan nghênh. Tuy nhiên, nếu tinh ý, người hâm mộ sẽ dễ dàng nhận thấy nhiều chuyển động “tế nhị” khác.

Hà Nội T&T đổi tên thành CLB bóng đá Hà Nội từ mùa giải 2017.jpg

Hà Nội T&T đổi tên thành CLB bóng đá Hà Nội từ mùa giải 2017.

Với Hà Nội T&T thì có lẽ không ai không biết, đội bóng này chính là “con đẻ” của ông bầu Đỗ Quang Hiển. Kể cả khi bầu Hiển chủ động thoái vốn khỏi Công ty Cổ phần Bóng đá Hà Nội T&T để “né” tránh áp lực của truyền thông, dư luận thì khán giả vẫn “đọc được vị”, rằng tầm ảnh hưởng của ông ở đội bóng Thủ đô là cực lớn.

Còn “đội bóng xứ Quảng” thì sao?

Ngay từ khi QNK. Quảng Nam mới tham dự sân chơi V.League, một số ký giả đã bỏ công tìm hiểu “gốc gác” của CLB này và tất cả đều té ngửa trước sự thật: Một trong những người “khai sinh” ra đội bóng chính là... con trai bầu Hiển. Đây chính là nguyên nhân chủ đạo khiến nhà tài phiệt này lâu nay phải sống chung với dị nghị khi câu hỏi về việc ông đồng sở hữu Hà Nội T&T và SHB. Đà Nẵng chưa bao giờ lắng xuống thì nghi án “một ông chủ nhiều đội bóng” (ngoài 2 CLB nói trên còn có thêm QNK. Quảng Nam, Sài Gòn FC) ngay lập tức có thêm những chứng cớ mới.

Vậy thì nhiều khả năng, chuyện Hà Nội T&T và QNK Quảng Nam chủ động thay tên đổi họ mà cụ thể là bỏ 2 doanh nghiệp khỏi tên gọi chỉ là cách tạo bằng chứng “ngoại phạm” bởi cứ duy danh định nghĩa mà đấu lý, khi không còn “cái đuôi” T&T và QNK, chẳng ai có thể truy” lãnh đạo doanh nghiệp” hay “nhà tài trợ” để bắt bẻ cha con ông Hiển. Thậm chí, người hâm mộ còn dễ lầm tưởng đây là những đội bóng đá của địa phương (như CLB Thanh Hóa dưới thời Chủ tịch Nguyễn Văn Đệ cách đây 2 - 3 mùa giải). Chẳng phải đội Sài Gòn FC, khi còn luyện tập, cư ngụ ở sân Hàng Đẫy đã không thể thanh minh trước cáo buộc “bầu Hiển chống lưng”... song khi những người có trách nhiệm quyết định chuyển CLB này vào Nam, làm lại “giấy khai sinh” với tên gọi Sài Gòn FC thì thầy trò huấn luyện viên Nguyễn Đức Thắng đã có thể đàng hoàng, tự tin phát biểu: Họ vừa là đại diện, vừa là niềm tự hào của những tín đồ túc cầu giáo ở TP. Hồ Chí Minh đó sao?

Xem ra việc Hà Nội T&T và QNK Quảng Nam tính chuyện “cắt đuôi” nhà tài trợ đã và đang để lại nhiều điều đáng chiêm nghiệm, suy ngẫm:

Họ đã có thể “lấy bóng đá nuôi bóng đá” hay là nhà tài trợ “cao thượng” đến mức không cần gắn thương hiệu với tên gọi CLB?

Họ “cắt đuôi” bởi thực sự muốn đội bóng trở thành tài sản chung của địa phương, tăng tính bản địa hóa hay đây là những toan tính của ông chủ?

Hẳn bạn đọc đã có thể tìm được cho mình câu trả lời!

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]