(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Cả nghìn hộ dân các xã Vĩnh Hưng, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Lộc) đang khốn khổ trước hàng loạt hệ lụy mà Dự án đê sông Bưởi do thi công dở dang, chất lượng hạng mục công trình kém ‘đẻ’ ra.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người dân khốn khổ với dự án đê sông Bưởi dở dang

(VH&ĐS) Cả nghìn hộ dân các xã Vĩnh Hưng, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Lộc) đang khốn khổ trước hàng loạt hệ lụy mà Dự án đê sông Bưởi do thi công dở dang, chất lượng hạng mục công trình kém ‘đẻ’ ra.

249 tỉ đồng cho dự án “con đê chống lũ”

Về xã Vĩnh Hưng, ông Trịnh Đức Đông - Chủ tịch UBND xã không giấu được niềm vui, phấn khởi khi nhắc tới dự án đê sông Bưởi, đoạn qua địa bàn xã: “Con đê sông Bưởi đoạn qua xã Vĩnh Hưng nói riêng và các xã còn lại khi hoàn thành, không chỉ có vai trò ngăn lũ, chậmlũ, mà còn là công trình điều tiết thủy lợi, nước sản xuất trong nông nghiệp cho bà con. Là con đê thông thương về kinh tế với các xã lân cận”.

Riêng xã Vĩnh Hưng, lâu nay được xem là vùng “rốn lũ”, có tới 9 thôn nằm ở vùng ngoài đê. Hằng năm, vào mùa lũ, chỉ cần một cơn mưa kéo dài chừng 1 giờ đồng hồ là mặt nước sông Bưởi đã dâng lên mấp mé mép sân, mép nhà người dân. Nhờ con đê hình thành, 6/9 thôn vùng ngoài đê của xã Vĩnh Hưng đã được quy hoạch đưa vào bên trong đê, không còn nỗi lo mùa lũ.

Tuy nhiên, trở về với thực tại, ông Đông lắc đầu ngao ngán: Không ngao ngán sao được, dự án sau khi triển khai được một thời gian thì bất thình lình dừng lại, cùng với đó đẻ ra vô số những hệ lụy về môi trường, đường sá, ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp, cuộc sống dân sinh… Với xã, hàng năm trước mỗi khi mùa mưa lũ lại phải tiêu tốn một nguồn ngân sách lên tới hàng chục triệu đồng để đầu tư mua sắm vật tư cũng như huy động nhân công bảo vệ công trình đề phòng xảy ra sự cố. Nhiều lần xã kiến nghị lên trên, nhiều cuộc tiếp xúc cử tri dân tình phản ánh nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Ông Phạm Xuân Hương - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hưng trực tiếp dẫn chúng tôi ra “con đê dang dở” rồi cũng không khỏi bất bình chỉ tay vào khu vực cống tiêu số 1, số 2 vừa mới thi công đã rò rỉ, xuống cấp. Tại cống số 1, dù cửa cống đang đóng thế nhưng đã có nhiều điểm rò rỉ. Lúc chưa được gia cố, có điểm rò rỉ rộng tới cả 10cm. Nhiều diện tích lúa phía trong đê do hệ thống cống ngăn lũ rò rỉ mà dẫn tới ngập úng mất mùa. Tình trạng trên, không chỉ ở cống tưới tiêu số 1 mà cống số 2 cũng cùng chung số phận.

Ông Phạm Xuân Hương - Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Hưng bức xúc chỉ điểm rò rỉ ở cống tiêu số 1.

Trước sự việc trên, UBND xã đã có kiến nghị lên huyện, huyện cũng đã đấu mối nhà thầu vào khắc phục. Tuy nhiên, theo quan sát thì cái gọi là khắc phục chỉ là những chắp vá thông thường, tình trạng rò rỉ vẫn xảy ra ở nhiều điểm.

Không dừng lại ở các cống tiêu, có biểu hiện kém chất lượng phải chắp vá mà một số hạng mục như mặt đê, đường dân sinh, cùng hệ thống mái taluy có trong các hạng mục của dự án cũng đều đang dở dang. Mặt đê chưa được cứng hóa, xuất hiện vô số những ổ voi, hố trâu, sau khi người dân phản ánh thì nhà thầu về đổ đá mạt, lu lèn tạm bợ dẫn tới vấn đề môi trường tại đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mùa mưa thì lầy lội, nắng nóng bụi bặm ô nhiễm. Bên cạnh đó, do đường dân sinh chưa được hoàn thiện, hệ thống các điểm lên xuống trên đê chưa được xây dựng dẫn tới hàng trăm héc ta đất lúa khi vào vụ, thay vì có xe vận chuyển lên xuống thì tất cả đều đổ vào sức người phải khuân vác.

Người dân không khỏi lo lắng sao được với tình trạng con đê dở dang, các cống tiêu rò rỉ trong khi kỳ thu hoạch lúa sắp tới? Nếu không sớm có biện pháp khắc phục, công trình không được sớm hoàn thiện thì nguy cơ ngập úng, mất mùa rất có thể sẽ lại tiếp diễn.

Đã nhiều lần yêu cầu nhà thầu khắc phục

Ngày 17/2/2016 UBND xã Vĩnh Hưng đã gửi công văn khẩn thiết đề nghị việc sớm khắc phục sự cố cống qua đê lên UBND huyện Vĩnh Lộc cũng như Ban quản lý dự án Đê sông Bưởi. Ông Lê Văn Thao - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc cho biết: Đây là dự án đê ngăn lũ cho 4 xã Vĩnh Hưng, Vĩnh Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc. Tổng chiều dài là 19,2km, riêng đoạn trọng điểm xung yếu qua xã Vĩnh Hưng là 6,2km. Dự án với tổng mức đầu tư là 249 tỉ đồng, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, chủ đầu tư là UBND huyện Vĩnh Lộc, nhà thầu thi công là Công ty Đầu tư Thương mại Thành Nam (địa chỉ Ninh Bình). Thời gian hoàn thành trong vòng hơn 3 năm (từ tháng 12/2010 - 6/2013). Tuy nhiên, do vướng mắc Nghị quyết 11 chủ trương về siết chặt đầu tư công đã khiến dự án dừng thi công năm 2014 và dang dở cho đến nay. Tính đến thời điểm hiện tại, Ban quản lý dự án của huyện đã nghiệm thu các hạng mục với tổng giá trị 163 tỉ đồng nhưng do thiếu vốn, huyện mới chỉ thanh toán được cho nhà thầu là Công ty Đầu tư Thương mại Thành Nam 120 tỉ đồng.

Con đê chưa được cứng hóa bề mặt và một số hạng mục công trình dở dang do thiếu vốn.

Còn về chất lượng công trình, ông Thao cho biết: Riêng mấy cống tiêu qua đê thì đơn vị nhà thầu đã phải khắc phục đi khắc phục lại, hiện nay cũng đang khắc phục. Toàn tuyến có nhiều cống, nhưng theo ông Thao thì hiện có 3 cống đang phải khắc phục. Vừa rồi lại có thêm cống số 6 nước cũng vẫn đang rò rỉ. Mặc dù nhà thầu chấp hành nghiêm túc và sẵn sàng vào khắc phục, tuy nhiên các cống vẫn còn hiện tượng rò rỉ.

Được biết, tuyến đê sông Bưởi đoạn qua các xã Vĩnh Hưng, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Vĩnh Hòa lâu nay được huyện Vĩnh Lộc xem là vùng trọng điểm đê xung yếu. Nếu như dự án không sớm được tái khởi động thì vẫn còn đó, vẹn nguyên nỗi lo trước mỗi mùa mưa lũ.

Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]