(vhds.baothanhhoa.vn) - Quảng cáo một đằng, giá trị thực tế của sản phẩm một nẻo là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Sự không trung thực của người bán có thể khiến người mua hiểu lầm thông tin, mua sản phẩm. Nhưng về lâu dài, kiểu kinh doanh “chộp giật” này có thể gây hậu họa “gậy ông đập lưng ông” và hệ lụy có thể xảy ra bất cứ lúc nào là sự quay lưng lại của khách hàng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhìn lại 7 năm triển khai Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Bài 2): Doanh nghiệp không thể ngoài cuộc

Quảng cáo một đằng, giá trị thực tế của sản phẩm một nẻo là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Sự không trung thực của người bán có thể khiến người mua hiểu lầm thông tin, mua sản phẩm. Nhưng về lâu dài, kiểu kinh doanh “chộp giật” này có thể gây hậu họa “gậy ông đập lưng ông” và hệ lụy có thể xảy ra bất cứ lúc nào là sự quay lưng lại của khách hàng.

Bảo vệ người tiêu dùnglà bảo vệ chính doanh nghiệp

Với nhu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng (NTD) về chất lượng dịch vụ, hàng hóa ngày càng cao thì những sản phẩm mập mờ về nhãn mác, chất lượng và hạn sử dụng sẽ dễ dàng bị tẩy chay, khó có thể tồn tại. Các doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh niềm tin của NTD thì cần chú trọng nhiều đến sản phẩm và chất lượng dịch vụ thay vì cứ ra sức nói quá lên về công dụng của sản phẩm hay những bài quảng cáo với “lời hay, ý đẹp”.

Là một người trẻ khởi nghiệp, anh Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BamBoo Vina, xã Hà Ninh (Hà Trung) cho biết: “Người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành hay bại của mỗi doanh nghiệp, do đó để thành công thì doanh nghiệp phải luôn đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu. Đặc biệt, phải luôn nỗ lực trong việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng thực sự tốt, thực sự chất lượng khi đưa đến tay người tiêu dùng. Không chỉ thể hiện trách nhiệm với người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng cần thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, có như vậy mới thành công và phát triển bền vững”.

Được biết, thời gian qua, Sở Công thương đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan, doanh nghiệp, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của NTD, trách nhiệm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Cách phân biệt các thủ đoạn lừa đảo trong mua bán và cảnh giác trước thủ đoạn kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường cho NTD. Hằng năm, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng có liên quan đồng loạt triển khai các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ năm 2014 đến tháng 6/2019, các lực lượng Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh đã tổ chức kiểm tra 28.002 vụ, xử lý vi phạm hành chính 24.421 vụ vi phạm.

Nhiều người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền lớn hơn giá trị thực sản phẩm mà mình mua.

Kinh doanh lành mạnh phải được đặt lên hàng đầu

Nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, ông Hoàng Văn Tuế - Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Thanh Hóa nhìn nhận: “Trong bối cảnh không ít tổ chức, cá nhân kinh doanh không lành mạnh, vi phạm pháp luật gây thiệt hại quyền lợi NTD, thì quan điểm “Kinh doanh lành mạnh” luôn phải được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của NTD, đặc biệt trong việc thực hiện cam kết bảo hành, giải quyết khiếu nại từ phía NTD. Trong thực tế, khi nhận được khiếu nại của NTD liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp, một số doanh nghiệp chưa có biện pháp xử lý một cách kịp thời và hợp lý, thậm chí tìm nhiều cách để thoái thác trách nhiệm của mình”.

Với góc nhìn nhận của một luật sư, ông Hoàng Ngọc Thớm - Văn phòng Luật sư Thiên Phúc (thành viên Văn phòng Đoàn Luật sư Thanh Hóa) cho biết: “Doanh nghiệp phải có nhiệm vụ bảo vệ NTD. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ghi rất rõ, nhà sản xuất phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho NTD trong trường hợp sản phẩm bị lỗi hoặc không đảm bảo mức độ an toàn cho NTD. Hiện nay, việc xử phạt vi phạm hành chính các hành vi xâm phạm quyền lợi của NTD được quy định tại Nghị định số 185 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP). NTD khi phát hiện có dấu hiệu bất thường về sản phẩm, doanh nghiệp thì cần báo với cơ quan có liên quan để giải quyết kịp thời”.

Thực tế cho thấy, con số giải quyết khiếu nại, tố cáo của NTD hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, NTD nói chung cũng chưa sử dụng quyền được khiếu nại, chỉ có một số rất ít khiếu nại trực tiếp đến người bán hàng là người cung cấp dịch vụ hoặc tìm đến sự can thiệp của cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, còn đại đa số bỏ qua, chấp nhận thiệt thòi. Thiết nghĩ, NTD sẽ không thể nào biết được chất lượng sản phẩm hàng hóa có tương xứng với giá trị của nó trên thị trường. Do đó, việc quảng bá sản phẩm và chất lượng giá trị thật của nó vẫn luôn là vấn đề cần phải làm rõ, nhất là trong xu hướng kinh doanh hàng hóa trực tuyến như hiện nay. Các doanh nghiệp có lẽ hơn lúc nào hết cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này, vì ngoài việc ảnh hưởng đến quyền lợi, uy tín, thương hiệu bền vững của doanh nghiệp còn tác động trực tiếp đến quyền lợi của NTD.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]