(vhds.baothanhhoa.vn) - Vùng đất Hội Triều (xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa) không chỉ nổi tiếng với truyền thống đấu vật, mà còn là nơi sinh ra Bảng nhãn, danh sĩ, người thầy mẫu mực Lương Đắc Bằng.

Về Hội Triều ghé thăm nhà thờ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng

Vùng đất Hội Triều (xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa) không chỉ nổi tiếng với truyền thống đấu vật, mà còn là nơi sinh ra Bảng nhãn, danh sĩ, người thầy mẫu mực Lương Đắc Bằng.

Về Hội Triều ghé thăm nhà thờ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng

Nhà thờ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa

Về Hội Triều ghé thăm nhà thờ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng

Theo một số tài liệu, Lương Đắc Bằng sinh năm 1472 mất năm 1522, tại làng Hội Triều, xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, thuở nhỏ có tên là Ngạn Ích, tự Tử Lăng, nổi tiếng thần đồng, tư chất thông minh. Mồ côi cha từ năm 12 tuổi, theo lời dặn lại của cha, ông tìm đến Trạng nguyên Lương Thế Vinh để theo học.

Về Hội Triều ghé thăm nhà thờ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng

Năm 1495, ông đỗ thủ khoa ở kỳ thi hương khi 28 tuổi, sau đó thi đỗ Hội nguyên khoa Kỷ Mùi niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499) đời Vua Lê Hiến Tông, vào dự thi đình ông đỗ Bảng nhãn. Sau khi thi, ông lại nổi tiếng với bài lý “Ngũ vương tương” do Vua Hiến Tông ra đầu đề cho các tiến sĩ tân khoa múa bút trổ tài ở hành điện. Bài của Lương Đắc Bằng được xếp hạng nhất.

Về Hội Triều ghé thăm nhà thờ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng

Vua Lê Hiến Tông là người thiên tư anh minh, thông tuệ, nhưng ở ngôi không được lâu, chỉ bảy năm sau đăng quang thì qua đời, người anh trai kế vị là Vua Lê Uy Mục không những bạo ngược, tàn ác, tàn sát thân vương hiền thần, mà còn trọng dụng gian thần ngoại thích, đã gây ra những nỗi oán hận trong Nhân nhân. Chứng kiến con đường xa hoa trụy lạc, xây dựng cung điện nguy nga, tráng lệ… làm dân chúng lầm than, kiệt quệ.

Về Hội Triều ghé thăm nhà thờ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng

Mang trong mình trọng trách của kẻ sĩ hết lòng vì nước, vì dân, Lương Đắc Bằng đã dâng lên vua 14 kế sách trị bình, và ông nói thêm “Những kế sách trên đây, xin bệ hạ soi xét. Thần lại nghe cổ ngữ có câu “Lời nói của kẻ cắt cỏ, kiếm củi, thánh nhân cùng cân nhắc lựa dùng”. Kinh thư cũng nói “Biết được không khó, làm được mới khó”. Vua khen ngợi, nhưng không nghe theo.

Về Hội Triều ghé thăm nhà thờ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng

Ông từ quan về Hội Triều mở trường dạy học, nghe tiếng tài năng và đức độ của ông, rất nhiều người đến xin thụ giáo, Ông từng đào tạo nên những học trò giỏi như: Đinh Bạt Tụy quê Nghệ An đỗ Tiến sĩ; Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lại Kim Bảng, Nguyễn Thừa Hưu…

Về Hội Triều ghé thăm nhà thờ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng

Dưới triều Uy Mục đế, Lương Đắc Bằng giữ chức Hàn lâm viện thị độc tham chưởng Hàn lâm viện sự. Tháng Giêng năm Canh Ngọ niên hiệu Hồng Thuận thứ 2 (1510) Tương Dực Đế phong ông chức Lại bộ Tả thị lang. Đến tháng 10 năm ấy, lại gia phong chức Đông các đại học sĩ, nhập thị kinh diên, nhưng ông từ chối không nhận… Ông cũng thẳng thắn ra hịch phản đối chính sách tàn bạo dưới thời bạo chúa Lê Uy Mục.

Về Hội Triều ghé thăm nhà thờ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng

Không chỉ là một vị quan một lòng vì nước, vì dân, Lương Đắc Bằng còn là nhà thơ tài năng, giai thoại kể lại rằng: Năm 1513, sứ thần Trung Quốc mang sắc phong An Nam quốc vương cho vua Lê Tương Dực, Lương Đắc Bằng được lệnh đón tiếp. Để thử tài giới nho học An Nam, sứ thần đã đưa ra tập thơ 100 bài, bảo ông họa lại. Chỉ một đêm, sáng hôm sau Lương Đắc Bằng đã họa xong. Họ khen là kỳ tài và hứa mang về nước để in.

Về Hội Triều ghé thăm nhà thờ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng

Năm 1994, khu lăng mộ và nhà thờ Lương Đắc Bằng được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.

Về Hội Triều ghé thăm nhà thờ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng

Tại huyện Hoằng Hóa có ngôi trường THPT mang tên ông, là nơi đã đào tạo ra nhiều tài năng cho đất nước.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]