(vhds.baothanhhoa.vn) - Các nền tảng trực tuyến như Facebook, Tiktok, Google, Zalo… đã và đang hút hàng triệu lượt người dùng trong cả nước. Đây cũng là “mảnh đất” màu mỡ để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nắm bắt xu hướng khách hàng, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp ở Thanh Hóa vẫn chưa tận dụng được lợi thế và khai thác tiềm năng mà các nền tảng trực tuyến này mang lại.

Tận dụng lợi thế trên nền tảng trực tuyến

Các nền tảng trực tuyến như Facebook, Tiktok, Google, Zalo… đã và đang hút hàng triệu lượt người dùng trong cả nước. Đây cũng là “mảnh đất” màu mỡ để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nắm bắt xu hướng khách hàng, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp ở Thanh Hóa vẫn chưa tận dụng được lợi thế và khai thác tiềm năng mà các nền tảng trực tuyến này mang lại.

Tận dụng lợi thế trên nền tảng trực tuyếnChị Thiều Vân Anh, Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Secret Life: “Chất lượng sản phẩm quyết định thành bại của thương mại điện tử”.

Chỉ số thương mại điện tử (EBI) năm 2021 mới được Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam công bố, Thanh Hóa xếp thứ 16/56 tỉnh, thành phố được xếp hạng với 6,80 điểm. EBI trung bình năm 2021 của các địa phương trong cả nước là 8,5 điểm. Chỉ số này phản ánh rõ khoảng cách giữa các địa phương khi điểm trung bình của Hà Nội (55,66) và TP Hồ Chí Minh (67,63) vượt xa với phần còn lại. Qua thống kê thì việc thực hiện mua sắm trên thiết bị di động năm 2015 trên toàn quốc là 41% thì đến năm 2020 lên đến 52%. Điều đó chứng tỏ người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến các kênh mua sắm trên mạng, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay.

Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Secret Life (thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định) chuyên sản xuất ngũ cốc dinh dưỡng cho bà bầu, bà mẹ sau sinh, trẻ em thấp còi… Được biết, ngay từ khi thành lập, công ty đã triển khai bán hàng trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Tiktok, Google… Hiện công ty phát triển hơn 2.000 nhà phân phối và đại lý bán lẻ trên cả nước với hình thức kinh doanh chủ yếu là bán hàng trên mạng, sàn TMĐT. Doanh thu hiện tại của công ty đạt 2-3 tỷ đồng/tháng, trong đó trên 80% là từ các kênh bán hàng trực tuyến. Theo chị Thiều Vân Anh, Giám đốc công ty: “Điều quan trọng nhất để doanh nghiệp phát triển bền vững trên không gian mạng là chất lượng sản phẩm. Phải hiểu rằng môi trường mạng là sự tương tác hai chiều giữa người bán và người mua, sản phẩm không tốt đồng nghĩa với phản hồi không tốt, sự lan tỏa những bình luận tiêu cực này là rất nhanh. Ngược lại, sản phẩm tốt, bình luận tốt là cách quảng bá hiệu quả nhất trên nền tảng mạng xã hội. Một doanh nghiệp muốn tồn tại trên sàn TMĐT đòi hỏi phải có đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, trả lời và giải đáp thắc mắc cho khách hàng trong thời gian nhanh nhất, biết cách tương tác với khách hàng… Một điều nữa là rất ít doanh nghiệp quan tâm, chăm sóc cho nhu cầu của khách hàng, như đối với bà bầu thì ngoài việc giới thiệu sản phẩm ngũ cốc phù hợp, tư vấn viên còn giúp đỡ về chế độ dinh dưỡng trong từng thai kỳ, ăn uống đảm bảo cho cả mẹ và bé, những điều cần tránh khi mang thai… Chưa đáp ứng được những yêu cầu này thì doanh nghiệp rất khó phát triển bền vững trên các sàn TMĐT”.

Công ty TNHH thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia (xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa) đang là một trong những doanh nghiệp có uy tín cao trong lĩnh vực sản xuất nước mắm truyền thống ở Thanh Hóa. Công ty có sản phẩm mắm tôm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia. Các sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết trung tâm thương mại, siêu thị lớn trong cả nước, thậm chí đã chinh phục được cả những thị trường khó tính như, Hàn Quốc, Nhật, Liên bang Nga. Anh Lê Anh, Giám đốc công ty, chia sẻ: "Nắm bắt xu hướng thị trường, các sản phẩm của Lê Gia lên sàn ngay khi các sàn TMĐT lớn hoạt động ở Việt Nam như Tiki, Lazada, Shopee... Đến nay, Lê Gia luôn nằm trong top sản phẩm gia vị bán chạy trên các sàn TMĐT, tăng trưởng sản phẩm trên sàn đạt 30%/năm. Đạt được kết quả này, điều cốt lõi vẫn là chất lượng sản phẩm, kế đến là doanh nghiệp phải quan tâm đến các giá trị mềm tức là ứng dụng của sản phẩm trong cuộc sống như nắp chai rót có dễ dàng, chai thủy tinh hay chai nhựa… nhằm mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi dùng sản phẩm”.

"Thực tế, tại Thanh Hóa có rất nhiều sản phẩm có chất lượng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên vẫn chưa được đông đảo khách hàng trên mạng biết đến là bởi doanh nghiệp chưa có sự đầu tư bài bản về xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm. Với khách hàng trên mạng internet thì “gỗ tốt nước sơn cũng phải tốt” bằng cách thông tin sản phẩm minh bạch, rõ ràng nhất là những thông tin kiểm định. Một điều nữa là doanh nghiệp phải có chế độ chăm sóc sau bán hàng, đó là việc bán hàng từ tâm để khách hàng nhớ và quay lại mua sản phẩm khi cần”, anh Lê Anh chia sẻ thêm.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công Thương, cho biết: Nhận thức của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động TMĐT còn hạn chế, chưa chấp hành pháp luật về TMĐT trong việc kê khai, thông báo với các cơ quan quản lý Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp có website nhưng chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin đơn thuần, chưa khai thác hết các ứng dụng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động TMĐT tập trung chủ yếu ở thành phố, nhưng hạn chế ở vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chưa hiểu hết được thế mạnh của TMĐT để từ đó chủ động, nắm bắt cơ hội phát triển”.

TMĐT đã và đang mở ra tiềm năng và lợi thế cực lớn để các doanh nghiệp bứt phá, phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa kênh bán hàng. Xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững trên nền tảng này điều cốt lõi là chất lượng sản phẩm, tạo nên uy tín doanh nghiệp. Bởi người tiêu dùng thường không được cầm nắm, trải nghiệm sản phẩm trước khi mua. Danh nghiệp cũng cần chú trọng việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, xây dựng hệ sinh thái trải nghiệm bền vững để người dùng yên tâm khi mua sắm và được tận hưởng những hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Thêm nữa doanh nghiệp cần theo dõi sát sao chất lượng sản phẩm cũng như xử lý nhanh chóng khiếu nại của khách hàng.

Bài và ảnh: PHAN VÂN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]