(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sáng nay (21/6), UBND tỉnh tiếp tục bước vào ngày họp thứ 3, phiên họp thường kỳ tháng 6 để thảo luận và cho ý kiến về Đề án xây dựng và phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt mục tiêu đô thị hóa 35%.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phấn đấu đến năm 2020 Thanh Hóa đạt mục tiêu đô thị hóa 35%

(VH&ĐS) Sáng nay (21/6), UBND tỉnh tiếp tục bước vào ngày họp thứ 3, phiên họp thường kỳ tháng 6 để thảo luận và cho ý kiến về Đề án xây dựng và phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt mục tiêu đô thị hóa 35%.

Mục tiêu của đề án là từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa phát triển bền vững, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; có sắc thái kiến trúc đô thị riêng và môi trường, chất lượng sống tốt; có vị thế và tính cạnh tranh cao trong phát triển KT-XH quốc gia, khu vực và quốc tế; đưa Thanh Hóa thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2020, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại. Theo định hướng phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 sẽ gồm 40 đô thị (trong đó 31 đô thị phát triển từ các đô thị hiện có, 9 đô thị thành lập mới).

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Về phân nhóm đô thị, gồm: vùng ven biển, vùng đồng bằng và vùng miền núi. Giai đoạn 2017 - 2020, để đạt được mục tiêu đô thị hóa toàn tỉnh 35%, đề án đưa ra việc cần hoàn thành các chương trình, như: thành lập các phường tại các thành phố, thị xã; nâng loại các đô thị, mở rộng địa giới hành chính các đô thị hiện có, thành lập các đô thị mới và chương trình phát triển kinh tế; tạo việc làm, thu hút dịch chuyển dân cư tại các đô thị.

Đề án đã nêu lên các giải pháp chủ yếu để phát triển đô thị, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp chính, gồm: tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, đầu tư phát triển đô thị, chú trọng thu hút, hấp dẫn và xúc tiến đầu tư cho các đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch và quản lý đô thị, đặc biệt là các thiết chế quản lý, bộ máy nhân sự, nguồn nhân lực, cơ chế vận hành cho các cơ quan quản lý quy hoạch, tăng cường năng lực quản lý của chính quyền đô thị, cơ chế chính sách phát triển đô thị cho toàn hệ thống, cho riêng các nhóm đô thị và cụ thể cho các đô thị trọng điểm; giải pháp về nguồn vốn và cơ chế chính sách.

Các ý kiến thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đều nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt mục tiêu đô thị hóa 35% để cụ thể hóa các nội dung công việc cần làm trong giai đoạn 2017 - 2020 là hết sức cần thiết.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng nhấn mạnh: Đây là đề án nằm trong chương trình ưu tiên, được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Trên cơ sở các ý kiến thảo luận tại hội nghị, đồng chí thống nhất ý kiến nên chuyển đề án này thành kế hoạch để cụ thể hóa chương trình hành động của tỉnh đến năm 2020.

Đồng chí đã cho ý kiến vào từng nhiệm vụ cụ thể; kế hoạch cần chú trọng việc thành lập mới các phường, xã, thị trấn; nâng loại đô thị và mở rộng địa giới hành chính các đơn vị hiện có. Ngoài ra, cần tập trung vào việc phát triển các khu kinh tế trọng điểm trong các thành phố, thị xã của tỉnh. Về giải pháp thực hiện, đồng chí yêu cầu phải ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ, quy hoạch đất cho phát triển các ngành, nghề dịch vụ. Huy động mọi nguồn lực để phát triển các khu đô thị lớn và có cơ chế quản lý thu hút các khu đô thị; tăng cường các dự án về hạ tầng đô thị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác chỉ đạo điều hành để nâng cao nhận thức người dân đồng thuận với những chủ trương phát triển đô thị…

Trung Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]