Phát huy hiệu quả thiết chế văn hóa - thể thao ở khu vực miền núi
Trong những năm gần đây, hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao (VHTT) tại các huyện miền núi của tỉnh ngày càng được quan tâm đầu tư, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống tinh thần và hiểu biết pháp luật của Nhân dân.
Đội văn nghệ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Như Thanh tổ chức đồng diễn dân vũ thể thao tại sân trung tâm hội nghị huyện.
Huyện Như Thanh có hệ thống thiết chế VHTT được đầu tư tương đối đồng bộ từ huyện đến cơ sở. Hiện toàn huyện có 1 trung tâm hội nghị huyện, 3 nhà thi đấu, 2 bể bơi đạt chuẩn, 1 nhà tập luyện thể hình, 3 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, 2 sân tennis và một số sân pickleball mới được đưa vào hoạt động. Đáng chú ý, 14/14 xã, thị trấn có trung tâm VHTT, sân vận động được đầu tư xây mới; 159/159 thôn, khu phố có nhà văn hóa, khu thể thao. Nhờ đó mà những năm gần đây tỷ lệ người dân tham gia tập luyện văn hóa văn nghệ (VHVN), thể dục thể thao (TDTT) thường xuyên ngày càng tăng.
Để thúc đẩy phong trào TDTT, phát huy hiệu quả thiết chế VHTT, hằng năm, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức từ 200 - 250 giải, cuộc giao hữu TDTT; tại huyện tổ chức trung bình từ 15 - 20 giải thi đấu TDTT, thu hút đông đảo cán bộ, công chức và các tầng lớp Nhân dân tham gia. Cùng với đó, các ban, ngành, đoàn thể của huyện thường xuyên phối hợp tổ chức các giải thi đấu TDTT, thu hút sự tham gia của đông đảo hội viên, đoàn viên. Đến nay, số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên của huyện đạt 42%. Cùng với đó, hoạt động VHVN cũng có những chuyển biến tích cực, phong trào văn nghệ quần chúng phát triển tương đối đồng đều ở các khu dân cư và các tổ chức hội, đoàn thể.
Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Như Thanh Đinh Xuân Thắng cho biết: “Với hệ thống thiết chế VHTT được đầu tư cơ bản đồng bộ đã tạo tiền đề cho các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và XDNTM trên địa bàn huyện ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Từ đó, góp phần tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho người dân. Đến nay, toàn huyện đã có 133/159 thôn được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 83,7%. Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trong các thôn, khu phố văn hóa ngày càng được cải thiện rõ nét”.
Tại huyện Thường Xuân, các xã, thị trấn đã quan tâm bố trí quỹ đất để xây dựng các thiết chế VHTT, đồng thời tích cực huy động nguồn lực để hoàn thiện hệ thống thiết chế VHTT từ huyện đến cơ sở. Đến nay, 16/16 xã, thị trấn có nhà văn hóa đa năng; 113/124 thôn, khu phố có nhà văn hóa. Các nhà văn hóa - khu thể thao trên địa bàn huyện đã, đang từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, rèn luyện thể chất của các tầng lớp Nhân dân; đồng thời làm nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thường Xuân Lê Hữu Giáp cho biết: “Để việc triển khai xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế VHTT đạt hiệu quả cao, huyện Thường Xuân đã quan tâm triển khai, thực hiện có hiệu quả các chính sách xây dựng, quản lý và sử dụng các thiết chế VHTT, đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Cùng với đó, hằng năm các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều xây dựng kế hoạch hoạt động VHTT cụ thể, phù hợp. Trong đó, chú trọng đổi mới nội dung và cách thức tổ chức hoạt động nhằm thu hút đông đảo người dân tham gia. Đến nay, toàn huyện có 38 câu lạc bộ VHVN - TDTT. Tỷ lệ người dân tham gia luyện tập TDTT thường xuyên trên địa bàn huyện đạt 38% và có 26% gia đình thể thao”.
Theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hệ thống thiết chế VHTT tại các huyện miền núi ngày càng được các địa phương quan tâm, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp đồng bộ và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ở hầu hết 11 huyện miền núi, vẫn còn một số thôn, bản còn gặp khó khăn về quỹ đất, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng thiết chế VHTT và trang thiết bị phục vụ các hoạt động. Trong đó, một số thôn, bản tại các huyện đặc biệt khó khăn như: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân chưa có nhà văn hóa, hoặc có nhà văn hóa nhưng chưa có khu thể thao. Ngoài ra, một số thôn, bản sau khi sáp nhập số lượng dân cư tăng lên, nhưng diện tích nhà văn hóa nhỏ hẹp, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cộng đồng...
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và chính người dân địa phương. Bên cạnh đó, cần có thêm “bệ đỡ” về cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí để các địa phương tu sửa, nâng cấp, xây mới nhà văn hóa, khu thể thao. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội của các huyện miền núi.
Bài và ảnh: Hoài Anh
{name} - {time}
-
2024-11-21 09:06:00
Trao giải các tiết mục xuất sắc nhất Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024
-
2024-11-21 09:04:00
Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới với Óc Eo-Ba Thê
-
2024-10-27 09:55:00
Người đẹp Huế đăng quang Hoa hậu Hoà bình Doanh nhân Việt Nam 2024
Trình diễn 73 thiết kế Trang phục Văn hóa Dân tộc tại Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
Những trang du ký đẹp như thơ về Việt Nam
Điện ảnh Việt cuối năm 2024: Phim nào có khả năng đạt doanh thu “trăm tỷ”?
Hoa hậu Quế Anh “lội ngược dòng” trước chung kết Miss Grand International 2024
“Ngày xưa có một chuyện tình” mở màn LHP Quốc tế Hà Nội năm 2024
“Sợi dây” gắn kết cộng đồng
Vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam được dựng thành kịch nói
Cường quốc trong tương lai
Về câu chúc “Mã đáo thành công”