(vhds.baothanhhoa.vn) - Năm thứ 3 hưởng ứng Tuần lễ áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam đã trở thành việc làm tự thân của đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ, nữ công chức, viên chức, công nhân lao động, nữ thanh niên trong toàn tỉnh. Những bộ áo dài đang được chị em giữ gìn, phát huy trong những ngày lễ, tết, ngày quan trọng của đất nước, của tỉnh, trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần.

Rực rỡ Quốc phục áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam

Năm thứ 3 hưởng ứng Tuần lễ áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam đã trở thành việc làm tự thân của đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ, nữ công chức, viên chức, công nhân lao động, nữ thanh niên trong toàn tỉnh. Những bộ áo dài đang được chị em giữ gìn, phát huy trong những ngày lễ, tết, ngày quan trọng của đất nước, của tỉnh, trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần.

Rực rỡ Quốc phục áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam

Tuần lễ áo dài được thực hiện từ ngày 1 đến 8-3, riêng ngày 8-3 mặc đồng loạt. Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử và trải qua không ít giai đoạn thay đổi, phát triển. Áo dài thường được chọn trong những dịp quan trọng, thể hiện được khí chất, thần thái của người mặc thông qua màu sắc, chất liệu, kiểu dáng.

Rực rỡ Quốc phục áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam

Thực hiện đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Hội LHPN tỉnh đã phát động thực hiện đồng loạt 6 công trình, phần việc cấp tỉnh, trong đó có Công trình “6.000 bộ áo dài - sắc phục dân tộc ngày Tết”. Sau 5 tháng, toàn tỉnh đã trao hơn 8.000 áo dài - sắc phục dân tộc cho hội viên, phụ nữ khó khăn, người có nhu cầu với tinh thần “Ai cần thì lấy, ai có thì tặng”. Theo đó, vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Tuần lễ áo dài này, đã có thêm hàng ngàn chị em được dịp mặc những trang phục áo dài.

Rực rỡ Quốc phục áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam

Giữa nhịp sống hiện đại hối hả, áo dài mang ý nghĩa đặc biệt với mỗi người Việt Nam, tôn vinh những giá trị truyền thống văn hóa từ xa xưa. Sau những ngày học tập, lao động sản xuất, nhiều chị em chọn cho mình trang phục áo dài để được thư giãn khi đi du lịch nông trại, vãn cảnh những ngày đầu xuân, tham gia các hoạt động truyền thông sự kiện

Rực rỡ Quốc phục áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam

Áo dài chính là biểu tượng văn hóa, đi sâu vào trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Bộ “quốc phục” chứa đựng tâm hồn dân tộc, mang theo nét đẹp truyền thống và tôn lên những vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ

Rực rỡ Quốc phục áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam

Mặc chiếc áo dài đi du xuân hay về thăm các khu di tích lịch sử cách mạng... đang là xu hướng của nhiều chị em phụ nữ, thể hiện sự trang trọng, lịch sự.

Rực rỡ Quốc phục áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam

Trong tuần lễ, cán bộ Hội LHPN các cấp mặc áo dài làm việc, dự các cuộc họp triển khai công việc.

Rực rỡ Quốc phục áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam

Cô giáo trường mầm non trong trang phục áo dài.

Rực rỡ Quốc phục áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam

Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng hội viên, phụ nữ vẫn thực hiện tốt công tác phòng chống dịch khi tham gia các hoạt động nơi công cộng. Những chiếc áo dài được chị em lựa chọn có xu hướng lựa chọn quen thuộc, đa phần là màu sắc tươi tắn, có các họa tiết vui tươi, đẹp mắt.

Rực rỡ Quốc phục áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam

Mặc áo dài đồng màu để tạo nên sự gắn kết và nổi bật.

Rực rỡ Quốc phục áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam

Hưởng ứng Tuần lễ “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”, cán bộ, hội viên, phụ nữ các dân tộc, vùng miền trong tỉnh đều hào hứng, phấn khởi mặc áo dài. Đây không chỉ làm đẹp cho bản thân mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của mỗi chị em trong việc tuyên truyền, giữ gìn và lan tỏa ý nghĩa sự kiện, khẳng định áo dài là di sản văn hóa của người Việt.

Lê Hà


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]