(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhắc đến bánh gai Tứ Trụ - du khách xa gần nhớ đến món ăn dân dã ngon nức tiếng trên “vùng đất hai vua” xứ Thanh. Không chỉ vậy, ngày nay bánh gai Tứ Trụ còn là sản phẩm OCOP được ưa chuộng. Tuy nhiên, bánh gai Tứ Trụ có từ bao giờ và vì sao lại có tên Tứ Trụ thì có lẽ chưa nhiều người biết đến.

Bánh gai Tứ Trụ có từ bao giờ?

Nhắc đến bánh gai Tứ Trụ - du khách xa gần nhớ đến món ăn dân dã ngon nức tiếng trên “vùng đất hai vua” xứ Thanh. Không chỉ vậy, ngày nay bánh gai Tứ Trụ còn là sản phẩm OCOP được ưa chuộng. Tuy nhiên, bánh gai Tứ Trụ có từ bao giờ và vì sao lại có tên Tứ Trụ thì có lẽ chưa nhiều người biết đến.

Bánh gai Tứ Trụ có từ bao giờ?

Chị Phạm Thị Tuyết - chủ cơ sở sản xuất bánh gai Lâm Tuyết xã Thọ Diên (Thọ Xuân) cho biết: “Trung bình mỗi ngày cơ sở của chị làm ra khoảng hơn 1.000 chiếc bánh gai. Vào những dịp cao điểm như lễ, tết, đặc biệt như lễ hội Lê Hoàn, lễ hội Lam Kinh thì số lượng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của du khách”.

Theo sách "Địa chí huyện Thọ Xuân", bánh gai thì có rất nhiều làng quê trong tỉnh, trong nước làm, nhưng bánh gai như ở Tứ Trụ thì chưa hẳn đã có nơi nào bằng. Đây là thứ bánh chủ yếu cúng tiến trong các ngày lễ hội ở đình làng, nhất là trong các kỳ lễ “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” ở khu điện miếu Lam Kinh. Mỗi lần về nơi cội nguồn của Nhà Lê, du khách xa gần chẳng bao giờ quên mua thứ đặc sản nổi tiếng này.

Dù dược xem như thức quà vặt phổ biến trong đời sống hiện nay, nhưng bánh gai Tứ Trụ với những nguyên liệu đơn giản lại từng là vật phẩm cúng tiến được coi trọng.

Bánh gai Tứ Trụ có từ bao giờ?

Lạt hồng dùng để buộc bánh gai thành từng gói 5 chiếc.

Theo người dân địa phương, nguyện liệu làm bánh gai Tứ Trụ gồm có: bột nếp, lá gai, thịt lợn (có thể có hoặc không), đậu xanh, vừng trắng, dừa già, mật mía, đường trắng, dầu chuối… và đương nhiên không thể thiếu lá chuối khô để gói bánh.

Bánh gai Tứ Trụ có từ bao giờ?

Người dân làm nghề gói bánh trước khi đem hấp.

Nguyên liệu làm bánh đơn giản nhưng để cho ra thành phẩm bánh gai ngon đúng chuẩn “Tứ Trụ” thì quả thực công phu. Là gạo nếp sơ chế sạch, xay thành bột thật mịn trộn với lá gai tươi (hoặc khô) tước bỏ gân đã được giã thật nhuyễn, cùng với mật mía để tạo nên thứ bột dẻo có màu đen; đậu xanh ngâm đủ nước, đãi sạch, nấu chín, cho đường vào đủ ngọt cùng ít dầu chuối, giã nhuyễn; cùi dừa nạo sợi, vừng rang thơm. Muốn cho bánh thật ngon, có thể cho thêm ít thịt nạc và hành nướng; mật làm bánh cũng phải là loại mật mía ngon.

Bánh gai Tứ Trụ có từ bao giờ?

Nếu trước đây bánh gai thường được hấp trong nồi nhỏ thì giờ đây do số lượng sản xuất lớn, các hộ làm nghề đều trang bị tủ hấp chuyên dụng.

Sau khi được chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, người thợ nắm bột thành từng nắm, dàn mỏng đều, cho nhân vào giữa, lăn vừng xung quanh trước khi gói bằng lá chuối, sau đó đem đồ chín giống xôi. Người có kinh nghiệm, chỉ cần “ngửi” mùi bánh đồ bốc lên cũng có thể biết bánh gai đã chín hay chưa. Làm bánh gai không khó, nhưng quyết định bánh ngon hay không thì lại ở việc “gia giảm” nguyên liệu, thời gian làm bánh… và đó cũng là bí quyết trao truyền của các gia đình làm bánh gai ở Tứ Trụ.

Bánh gai Tứ Trụ có từ bao giờ?

Bánh gai Tứ Trụ sau khi hấp có màu đen óng, ăn có hương vị đặc trưng

Bánh gai Tứ Trụ được buộc lạt hồng. Cầm chiếc bánh trên tay đã cảm nhận được hương vị đặc trưng. Sau lớp lá chuối khô mềm là vỏ bánh màu đen óng mịn, mềm, lấm tấm vừng. Cắn một miếng nhỏ, là vị dẻo ngọt của gạo nếp cùng mật mía. Thêm một miếng nữa là mùi thơm của đậu xanh, cùi dừa, dầu chuối quện lẫn cùng vỏ bánh… Ngọt ngọt, thơm thơm quả thật khiến người ta ăn một lại muốn ăn hai.

Bánh gai Tứ Trụ ngon và nổi tiếng có từ bao giờ? Tương truyền, bánh gai Tứ Trụ xuất hiện lần đầu tại lễ mừng công của người dân vùng đất Đa Mỹ phường hay Thịnh Mỹ (Thọ Diên ngày nay). Theo đó, trong khởi nghĩa Lam Sơn, người dân Đa Mỹ phường tham gia khởi nghĩa Lam Sơn rất đông, vì thế khi Bình Định vương Lê Lợi lên ngôi đã ban thưởng hậu hĩnh. Sau đó, các tướng sĩ Lam Sơn là người Đa Mỹ phường đã về quê cùng người dân tổ chức lễ mừng công. Tại đây, họ đã cùng nhau làm ra thứ bánh đặc biệt gọi là bánh gai. Vì bánh thơm ngon đặt biệt, nên khi xưa được dùng để cúng tiến lên vua trong các dịp lễ, tết.

Bánh gai Tứ Trụ có từ bao giờ?

Bánh gai Tứ Trụ là món quà quê dân dã mà khi về Thọ Xuân, du khách chẳng quên mua làm quà.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, nghề làm bánh gai ở Tứ Trụ có thể mới được du nhập cách đây hơn 120 năm. Một người con của làng Mía (nay thuộc Thọ Diên) khi làm quan tại kinh đô Huế đã học hỏi nghề làm bánh gai tại đây và về sau mang về truyền lại cho người dân địa phương.

Lý giải cho việc bánh gai xưa kia chủ yếu do người dân làng Mía làm ra nhưng vì sao lại có tên Tứ Trụ? Theo các cụ cao niên trong làng: Sở dĩ có tên gọi Tứ Trụ vì vùng đất này ở vào vị thế “cận thị, cận giang, cận lộ”, khi xưa có phố Tứ Trụ và chợ Đường (còn gọi là chợ Tứ Trụ, chợ Thịnh Mỹ) là nơi buôn bán vô cùng sầm uất. Sách “Đại Nam nhất thống chí” viết về chợ: “Lái buôn bốn phương và các hộ đến họp nhiều”. Chợ Tứ Trụ họp trên bờ sông Chu, phía dưới là bến sông lớn, thuyền bè về đây giao thương đậu san sát. Và bánh gai là đặc sản nối tiếng mà khách gần, xa đã về đây chẳng bao giờ quên mua khi rời chợ Tứ Trụ. Phải chăng vì thế mà gọi tên bánh gai Tứ Trụ?

Với hương vị truyền thống và bí quyết làm bánh trao truyền qua nhiều thế hệ, bánh gai Tứ Trụ không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương; đến nay, bánh gai Tứ Trụ làng Mía xã Thọ Diên đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho những hộ làm nghề. Ông Lê Văn Chức, Chủ tịch UBND xã Thọ Diên cho Biết: “Bánh gai là sản phẩm truyền thống của người dân Thọ Diên. Đến nay, trên địa bàn xã có khoảng hơn 30 hộ làm nghề với quy mô khá lớn, có nhãn mác rõ ràng và sản xuất đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm”.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]