[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

Những ngày tháng 3, chúng tôi ngược ngàn lên huyện miền núi Như Xuân. Cùng cán bộ Huyện đoàn Như Xuân và xã Cát Vân đến thăm gia đình anh Đỗ Trọng Học và chị Phạm Thị Thu, thôn Vân Hòa, xã Cát Vân. Cặp vợ chồng tuổi đời còn khá trẻ nhưng đã và đang thành công trong phát triển kinh tế. Họ là những người đầu tiên đưa cây mắc ca trồng trên vùng đồi Như Xuân, xen canh cùng các loại cây ăn quả có giá trị, kết hợp chăn nuôi... không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình mà còn góp phần khơi dậy niềm đam mê, tinh thần lập thân, lập nghiệp cho thế hệ trẻ.

[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

Chị Bùi Thị Huệ, Phó Bí thư Huyện đoàn Như Xuân là người đưa chúng tôi vào thăm trang trại của gia đình anh Đỗ Trọng Học và chị Phạm Thị Thu ở thôn Vân Hòa, xã Cát Vân. Vừa đi đường, chị Huệ vừa giới thiệu về 2 nhân vật mà chúng tôi sắp gặp: Vợ chồng anh Đỗ Trọng Học và chị Phạm Thi Thu từng tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm nhưng đã lựa chọn về quê làm nông dân, phát triển nông nghiệp từ những cây trồng có giá trị. Năm 2021, dự án “Trồng cây Mắc ca kết hợp Vườn – Ao - Chuồng gắn với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường” của đoàn viên Phạm Thị Thu lọt tốp 10 dự án vào vòng chung kết Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp năm 2021 do Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức và đạt giải Khuyến khích. Từ sự năng động, tinh thần dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, Phạm Thị Thu cùng gia đình có hướng đi mới trong phát triển kinh tế, đem lại thu nhập cho gia đình, tạo việc làm cho người dân trong thôn và là tấm gương cho nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Như Xuân học tập.

[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

Con đường nhỏ dẫn vào gia đình anh Đỗ Trọng Học và chị Phạm Thị Thu phủ một lớp đất đỏ. Tháng 3 đang mùa hoa mắc ca nở rộ, vì vậy khu vườn xanh mướt được tô điểm những chùm hoa li ti trắng xinh, ong cũng vì vậy mà say sưa hút mật. Cây mắc ca cho hoa từ tháng 11 dương lịch đến tháng 3, trung bình thu hoạch vào tháng 7. Đang kiểm tra lại những thùng ong dưới tán cây mắc ca, đôi vợ chồng trẻ dừng tay đón khách. Chúng tôi ngưỡng mộ vì giữa bốn bên là vườn cây ăn quả, đồi núi xanh ngát là ngôi nhà mới xây được thiết kế hiện đại theo kiểu nhà vườn, đây là thành quả cho sự nỗ lực chịu khó của hai vợ chồng.

[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

Anh Đỗ Trọng Học, sinh năm 1986, từng tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục, Thể thao Bắc Ninh, còn chị Phạm Thị Thu, sinh năm 1987, tốt nghiệp khoa sư phạm Toán, Trường Đại học Hồng Đức. Là người con quê hương Lang Chánh rồi theo chồng về quê hương Cát Vân (Như Xuân), chị Phạm Thị Thu và chồng đã bắt đầu một hành trình mới – hành trình gắn bó với núi đồi. Quyết định ấy khiến cho gia đình, bạn bè và nhiều người ngạc nhiên, nhưng cả hai vẫn quyết tâm bởi một tâm niệm: Làm công việc gì cũng được, miễn là điều ấy có ích và mang lại giá trị cho bản thân và cộng đồng xã hội.

[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

Chị Phạm Thị Thu chia sẻ: Tôi vốn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, nơi mà cuộc sống quanh năm vất vả với cây sắn, cây keo, cây luồng, lúa, ngô,.... được bố mẹ cho ăn học, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Toán những tưởng ước mô làm cô giáo sẽ sớm thành hiện thực, nhưng cuộc đời lại đưa tôi sang một ngã rẽ mới. Tôi làm công nhân may của công ty may SakuRai được 4 năm, tích lũy được ít vốn và cũng cảm thấy cuộc sống phố thị nó ồn ào tấp nập quá nên tôi đã quyết định về quê lập nghiệp cùng chồng. Qua tìm hiểu sách báo, internet, chương trình “Bạn Nhà Nông” trên Kênh VTV2 tôi ấn tượng với mô hình trồng cây mắc ca ở Tây Nguyên. Cây có giá trị kinh tế cao, ít sâu bệnh, thời gian khai thác trên 50 năm, giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo công ăn việc làm cho lao động thời vụ, giữ chân các bạn đoàn viên ở lại phát triển kinh tế và làm giàu trên mảnh đất quê hương.

[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

Nghĩ là làm, cả hai vợ chồng quyết tâm học hỏi, đi các vùng trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện Thạch Thành để học hỏi những người đi trước. Ngày 9-9-2012 là một ngày đáng nhớ với hai vợ chồng chị Thu khi bắt đầu trồng những cây mắc ca đầu tiên với bao mơ ước về một tương lai cuộc sống tươi đẹp mới và trang trại Học mắc ca cũng bắt đầu ra đời từ đó. Từ 600 gốc cây mắc ca, năm 2015 vợ chồng anh Học, chị Thu trồng thêm 1,5ha với 600 gốc. Tháng 9- 2016, cây cho thu hoạch lứa quả đầu tiên.

[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

“Lấy ngắn nuôi dài và yên tâm sản xuất, tôi nuôi thêm 1ha ao cá, chăn nuôi gia cầm, nuôi lợn rừng tận dụng diện tích trồng cây, chăn nuôi thêm 13 con bò để lấy nguồn phân kết hợp vỏ mắc ca ủ cùng các chế phẩm sinh học theo công thức được hướng dẫn của hội nông dân, kết hợp làm đệm lót sinh học, vừa hạn chế ô nhiễm môi trườn vừa tận dụng triệt để nguồn phân bón hưu cho cây trồng. Khu vườn đồi trồng sen 100 gốc ổi và 130 gốc cam vinh hiện nay đã cho thu hoạch. Để tăng năng suất thụ phấn cho cây mắc ca gia đình tôi đã có nuôi kết hợp 48 đàn ong, và từ đó cũng tạo ra một thương hiệu mật ong mới “Mật ong hoa mắc ca”, được khách hàng tin tưởng và sử dụng. Năm 2021, thu hoạch 2,5 tấn mắc ca hạt/1,5 ha. Trung bình, mỗi cây mắc ca cho thu hoạch từ 5-10kg mắc ca tươi. Giá bán 100-10.000 đồng/kg mắc ca tươi, mắc ca sấy khô có giá 280-300.000 đồng/kg. Năm 2022, gia đình mở rộng diện tích trồng cây mắc ca lên 3ha, với tổng số 1.200 cây. Các sản phẩm mắc ca mang thương hiệu Mắc ca Thành Phát. Tên thương hiệu Thành Phát được lấy từ tên của hai con đại diện cho tên sản phẩm hạt mắc ca, với mong muốn lấy đó làm uy tín, chất lượng, là cơ sở để tạo dựng niềm tin mọi người sẽ nhớ đến, đưa thương hiệu ngày càng tiến xa hơn. Chị Phạm Thị Thu cho biết.

[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

Chia sẻ về những điều mang lại thành công bước đầu khi trồng cây mắc ca, anh Đỗ Trọng Học cho biết: Làm công việc nào cũng cần có sự đam mê, nếu không có đam mê sẽ không có thành công. Khi trồng cây mắc ca, yếu tố đầu tiên để có được thành công chính là việc lựa chọn nguồn giống. Nhiều giống mắc ca được bán tràn lan trên thị trường, chất lượng không bảo đảm. Vì vậy, hai vợ chồng đã trực tiếp tìm đến các chủ vườn khu vực phía Bắc mua cây giống. Điều này không những giúp tìm mua được cây giống có nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm chất lượng, mà còn kết nối được với các chủ vườn mắc ca có nhiều kinh nghiệm. Yếu tố thành công thứ 2 là kỹ thuật chăm sóc, nhất là lúc cây ra hoa, cho quả.

[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

Cây vốn “đỏng đảnh”, quá trình chăm sóc để cây cho hạt đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư lớn, người trồng phải có kinh nghiệm. Cùng với 2 yếu trên thì thị trường cũng là một trong những điều quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh tế ổn định và phát triển bền vững của cây mắc ca. Hiện tại ở TP Thanh Hóa có hai cơ sở đang bán các sản phẩm từ trang trại. Đồng thời các sản phẩm được bán online. Hiện nay, sản phẩm mắc ca sấy khô đã được tiêu thụ rộng rãi tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích trong tỉnh và trên mạng xã hội.

[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

Năm 2021, đươc sự tin tưởng của bà con nông dân, anh Học đã tư vấn và cung cấp giống kỹ thuật, kèm bao tiêu sản phẩm cho 5 hộ dân trồng cây mắc ca nâng tổng diện tích toàn xã là 8ha. Đầu tháng 3 – 2022, Hợp tác xã mắc ca Thành Phát được thành lập với 12 hộ tham gia do anh Đỗ Trọng Học làm giám đốc, nâng tổng số diện tích trồng cây mắc ca trên địa bàn huyện Như Xuân lên 10ha. Hợp tác xã đang xây dựng hạt mắc ca trở thành sản phẩm OCOP trong năm 2022.

[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

Nhìn ngắm vườn mắc ca đang độ ra hoa, những chùm hoa trắng tinh khôi, xen lẫn những quả mắc ca bé xinh; những vườn mít, ổi, cam, những thùng ong sắp xếp gọn gàng dưới những tán cây…và cảm nhận sự bình yên. Quả ngọt đã đến sau những nỗ lực và niềm đam mê. Không chỉ phát triển kinh tế, chị Thu và anh Học còn dự định sẽ đưa trang trại của gia đình mình là địa điểm đem đến dịch vụ trải nghiệm thú vị như cắm trại, dã ngoại, thăm vườn cây ăn quả… đến du khách trong và ngoài huyện. Từ đó giới thiệu và bán những sản phẩm từ trang trại của mình.

[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

Ông Nguyễn Hữu Tuất, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Như Xuân cho biết: Những năm qua, huyện Như Xuân đang từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong đó chuyển đổi một phần những loại cây kém hiệu quả sang các loại cây có giá trị kinh tế như cam, bưởi, ổi, xoài, mắc ca…Trong đó, cây mắc ca là loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, trên địa bàn đã có một số hộ phát triển cây trồng này, góp phần giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, phát huy thế mạnh của địa phương.

[E-Magazine] - Nếu không có đam mê, ở đó không có thành công…

“Một trong những tấm gương tiêu biểu là gia đình anh Đỗ Trọng Học và chị Phạm Thị Thu, xã Cát Vân, đã mạnh dạn đưa cây trồng mới về địa phương, khai thác được thế mạnh về tiềm năng đất đai để làm giàu trên mảnh đất quê và được địa phương ủng hộ, tạo điều kiện phát triển. Trên địa bàn huyện Như Xuân, cây mắc ca chưa phát triển rộng, huyện đang khuyến khích các hộ gia đình tự mở rộng diện tích, tìm đầu ra cho sản phẩm. Huyện sẽ có những đánh giá lại hiệu quả của cây trồng này trên địa bàn và có những định hướng để phát triển”. Ông Nguyễn Hữu Tuất cho biết thêm

Nội dung và Ảnh: Ngọc Huấn

Trình bày: Phạm Nam

Xuất bản: 5:25:03:2022:01:13

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM