(vhds.baothanhhoa.vn) - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được xác định là một giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện...

Nâng tầm thương hiệu cho sản phẩm OCOP xứ Thanh

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được xác định là một giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện...

Nâng tầm thương hiệu cho sản phẩm OCOP xứ ThanhSản phẩm OCOP tổ yến đông trùng hạ thảo Đăng Khoa được khách hàng ưa chuộng.

Sau hơn 4 năm nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP, đến nay Thanh Hóa đã có 314 sản phẩm ở các nhóm: thực phẩm, đồ uống, lưu niệm - nội thất và trang trí... với hơn 200 chủ thể tham gia, chủ yếu là HTX, tổ hợp tác và hộ sản xuất, kinh doanh. Các sản phẩm OCOP nhìn chung đã phát huy được lợi thế vùng miền, khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn chất lượng vệ sinh thực phẩm, góp phần giúp chủ thể tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Để có một sản phẩm OCOP đạt chất lượng khi đưa ra thị trường, mỗi chủ thể đều chú trọng cả nội dung và hình thức. Chất lượng giữ vai trò quan trọng nhưng hình thức góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP. Vì thế, sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, bao bì, nhãn mác sản phẩm OCOP đều được gắn sao. Nhiều sản phẩm được chủ thể dành nguồn kinh phí xứng đáng in lại bao bì theo các kích thước khác nhau phù hợp với thị hiếu, thị trường để khách hàng dễ tiếp cận sản phẩm. Trong 14 sản phẩm mật ong, mỗi sản phẩm đều được trang trí, kiểu dáng khác nhau. Một trong những sản phẩm được tạo dáng độc đáo và ấn tượng đó là sản phẩm của HTX mật ong Hưởng Hoa. Sản phẩm này được tạo dáng hình chữ nhật, đóng chai 65ml, có tên HTX, địa chỉ, điện thoại, website và email. Được biết, sau khi sản phẩm được công nhận OCOP, mật ong Hưởng Hoa đã bán được nhiều hơn và lợi nhuận tăng từ 15 – 20%... Các sản phẩm thảo dược như: Siro bổ dưỡng sâm báo Triso đến đông trùng hạ thảo, tinh dầu bạch đàn Huy Cường, tinh dầu ngải cứu HERBAL FARM, các chủ thể đều chú trọng đến việc trang trí mẫu mã. Trong đó nổi trội là các sản phẩm đạt OCOP đông trùng hạ thảo Đăng Khoa (Nga Sơn). Chủ cơ sở cho biết: Từ khi có sự đầu tư và đổi mới về mẫu mã, sản phẩm OCOP của cơ sở này đã bán được nhiều hơn trước hơn 20%. Từ thành công này, cơ sở đã liên kết với các sản phẩm OCOP đạt sao như: Mật ong của các huyện và rượu truyền thống của quê hương Nga Sơn để tiếp tục đầu tư các sản phẩm OCOP đạt sao: mật ong đông trùng hạ thảo Đăng Khoa, rượu đông trùng hạ thảo Đăng Khoa. Chính sự liên kết này đã nâng tầm thương hiệu cho cơ sở phát triển mạnh và bền vững.

Bài và ảnh: Vũ Đức



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]