(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngoài việc đúc trống đồng lớn nhất Việt Nam, nghệ nhân Lê Văn Bảy (SN 1966) ở làng Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá còn được nhiều người biết đến với các sản phẩm như: Sập, tủ chè, bàn ghế, tranh phong cảnh…

Người góp phần thổn hồn cho nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa

Ngoài việc đúc trống đồng lớn nhất Việt Nam, nghệ nhân Lê Văn Bảy (SN 1966) ở làng Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá còn được nhiều người biết đến với các sản phẩm như: Sập, tủ chè, bàn ghế, tranh phong cảnh…

Người góp phần thổn hồn cho nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa

Bao năm qua nghệ nhân Lê Văn Bảy được biêt đến với vai trò là người tiên phong trong việc khôi phục nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa.

Người góp phần thổn hồn cho nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa

Chia sẻ về những kinh nghiệm để đúc thành công các sản phẩm có nguyên liệu từ đồng, nghệ nhân Lê Văn Bảy cho biết: Để đúc được sản phẩm theo kiểu dáng mà khách hàng đã đặt, người thợ phải tìm loại đất sét có đủ độ rắn nhằm tạo ra khuôn mẫu. Việc tạo ra khuôn mẫu này đòi hỏi người thợ phải cần cù, chịu khó, tỉ mỉ đến từng chi tiết…

Người góp phần thổn hồn cho nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa

Trong quá trình tạo khuôn, người thợ phải chú ý, không để cong vênh, sửa sang khuôn sao cho chuẩn. Kế đến là công đoạn chọn, thu mua sao cho được nguyên liệu đồng nguyên chất với đủ số lượng thành phẩm rồi mới đun đồng và đổ vào khuôn. Sau khi sản phẩm đã hình thành, người thợ phải thao tác “làm tinh” - tức là đánh bóng, khắc họa tiết theo mẫu khách hàng đặt. Đáng chú ý, nhằm hạn chế quá trình ôxi hóa trên các sản phẩm, người thợ sẽ sơn, mạ một lớp dầu bóng để bảo quản.

Người góp phần thổn hồn cho nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa

Bao nhiêu năm qua, cùng với việc tìm tòi, sáng tạo thêm hàng nghìn sản phẩm từ đồng. Hiện nghệ nhân Lê Văn Bảy đã cho ra mắt một số sản phẩm mà chưa nơi đâu có như sập gụ, tủ chè, cửa cổng….

Người góp phần thổn hồn cho nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa

“Riêng tủ chè và sập gụ tôi đã phải mất 1 năm trời với 6 tấn đồng để đúc ra 2 sản phẩm này”, nghệ nhân Lê Văn Bảy nói.

Người góp phần thổn hồn cho nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa

Đây là hai sản phẩm tinh xảo và độc đáo chưa từng có, chứa đựng phong tục, tập quán và nét đẹp văn hóa trong truyền thống của làng quê Việt Nam.

Người góp phần thổn hồn cho nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa

Tủ chè thiết kế theo hình chữ nhật nằm ngang, được chạm khắc tinh tế nhiều hoa văn độc đáo. Đây vừa là vật trang trí vừa làm bàn thờ tổ tiên. Còn chiếc sập cũng được chạm khắc rất tinh xảo, khéo léo với nhiều hoa văn, từ rồng chầu, phượng múa, tùng, cúc, trúc, mai, sông núi, cho đến các hoạt động đời thường.

Người góp phần thổn hồn cho nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa

Bên cạnh đó, ông Bảy còn cho ra đời nhiều sản phẩm độc đáo như tranh phong cảnh, tranh mã đáo thành công, thuận buồm xuôi gió, tượng đồng…

Người góp phần thổn hồn cho nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa

Theo nghệ nhân Lê Văn Bảy, kỷ niệm lớn của đời ông chính là thời khắc thực hiện đúc chiếc trống đồng lớn nhất Việt Nam. “Đúc trống đồng không đơn giản, người làm nghề phải thể hiện kinh nghiệm và tâm huyết khi chế tác một sản phẩm có ý nghĩa lịch sử, văn hóa như vậy. Phải thực hiện sản phẩm không chỉ bằng từng cảm nhận qua vân ngón tay mà cả ở độ tinh của trí tuệ và tâm hồn người thợ”, ông Bảy cho biết.

Người góp phần thổn hồn cho nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa

Sản phẩm trống đồng thường mang yếu tố tâm linh. Ki thực hiện các bước đúc trống, người thợ bao giờ cũng làm lễ xin phép tổ nghề để sản phẩm được hoàn thiện về cả âm thanh, hoa văn, màu sắc.

Người góp phần thổn hồn cho nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa

Với những đóng góp của mình, ông Lê Văn Bảy đã vinh dự được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Đặc biệt, ngày 26-9-2013, nghệ nhân Lê Văn Bảy cùng các thợ thủ công làng nghề đúc đồng đã hoàn thành việc đúc chiếc trống đồng được nhận định lớn nhất thế giới hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống.

Người góp phần thổn hồn cho nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa

Hiện Công ty TNHH đúc đồng truyền thống Bảy Tuyên đang tạo việc làm ổn định cho khoảng 20 lao động, thu nhập hàng tháng từ 6-8 triệu đồng/người.

Hoài Thu - Hoàng Đông


Hoài Thu - Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]