(vhds.baothanhhoa.vn) - Thất bại của Nam Định trước Hà Nội FC ở vòng 19 V.League 2018 cách đây chưa lâu không chỉ khiến thầy trò huấn luyện viên Nguyễn Văn Sỹ “chôn chân” ở đáy bảng xếp hạng mà còn “hâm nóng” một vấn đề “nhỏ mà không nhỏ” trên sân cỏ: cầu thủ, huấn luyện viên trao đổi với nhau bằng Body Language (ngôn ngữ cơ thể) bởi sau trận đấu, “tướng” Nguyễn Văn Sỹ bất lực thừa nhận: lời nói của ông không thể truyền tải tới học trò.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Body language” trên sân cỏ: “Chuyện nhỏ” hay... không nhỏ?

Thất bại của Nam Định trước Hà Nội FC ở vòng 19 V.League 2018 cách đây chưa lâu không chỉ khiến thầy trò huấn luyện viên Nguyễn Văn Sỹ “chôn chân” ở đáy bảng xếp hạng mà còn “hâm nóng” một vấn đề “nhỏ mà không nhỏ” trên sân cỏ: cầu thủ, huấn luyện viên trao đổi với nhau bằng Body Language (ngôn ngữ cơ thể) bởi sau trận đấu, “tướng” Nguyễn Văn Sỹ bất lực thừa nhận: lời nói của ông không thể truyền tải tới học trò.

Theo lời Nguyễn Văn Sỹ, khi đội nhà dẫn trước 3-0 ở phút 65, nhận thấy học trò còn quá “non” kinh nghiệm, không biết giảm nhịp độ trận đấu, ông đã gọi tên từng cầu thủ, yêu cầu họ lùi sâu về phần sân nhà để bảo toàn tỉ số song những âm thanh phát ra từ miệng vị chiến lược gia họ Nguyễn đã bị “hòa tan” trong bầu không khí vô cùng sôi động từ bốn phía cầu trường. “Mặc tôi hò hét, cầu thủ cứ lao lên vì... chẳng nghe thấy gì!” - Nguyễn Văn Sỹ buồn bã thú nhận.

Từ câu chuyện của “thuyền trưởng” bóng đá Nam Định, không thể không ngẫm về một chuyển động “xưa nay hiếm” ở đội tuyển Việt Nam cách đây hơn một năm khi trong một buổi tập, nhà cầm quân người Hàn Quốc Park Hang Seo đã yêu cầu học trò hiểu, ghi nhớ và áp dụng thành thục việc liên lạc với nhau bằng... mật hiệu. Về đại thể, khi cầu thủ thực hiện sút phạt trực tiếp, anh ta sẽ dùng tay “chém” vào khoảng không trước mặt hoặc ngang lưng để “mật báo” đường đi của quả bóng (bóng sệt hay bóng bổng). Tương tự như vậy, căn cứ vào... tay trái hay tay phải mà đồng đội có thể đoán hướng bóng để di chuyển, số ngón tay được bật ra sẽ tương ứng với số người cần phối hợp... Chính vì điều này mà dưới “triều đại” Park Hang Seo, người hâm mộ thường xuyên được chứng kiến hình ảnh học trò “thầy Park” dùng kí hiệu để giao tiếp.

Cần phải khẳng định ngay rằng trên sân cỏ, việc sử dụng Body Language là rất cần thiết. Hẳn người hâm mộ vẫn chưa quên tình huống “ngỡ như đùa” ở hàng thủ đội bóng áo đỏ trong trận thua 0-3 trước U23 Thái Lan tại SEA Games 2017: Khi trung vệ Tiến Dũng chuyền về, trước sự ngập ngừng của thủ thành đội nhà, vài hậu vệ của ta đã thét lớn: “Đá lên, không được dùng tay!” nhưng Phí Minh Long vẫn hồn nhiên ôm gọn quả bóng. Đây là tình huống dẫn đến quả phạt gián tiếp, cũng là cơ hội để người Thái ghi bàn mở tỉ số mà sau này “kẻ gác đền” họ Phí đã thanh minh: Do quá ồn nên không nghe thấy đồng đội nói gì!

Một thí dụ khác là trận thư hùng diễn ra trên sân Cần Thơ ngày 3/7/2016. Sau khi bị dẫn trước và bất ngờ vượt lên, HLV trưởng XSKT Cần Thơ Vũ Quang Bảo đã hướng vào sân ra những ám hiệu rất “kỳ lạ”. Chẳng biết thứ “ngôn ngữ cơ thế” ấy được thầy trò ông Bảo quy ước với nhau từ bao giờ (?), có ý nghĩa ra sao (?) nhưng kể từ đó, cầu thủ Cần Thơ cứ... chạy vài bước lại ngã và khi đã “nằm sân” thì kiên trì “ăn vạ” - một bằng chứng cho thấy nhà cầm quân họ Vũ không chỉ hơn hẳn Nguyễn Văn Sỹ về tuổi đời, tuổi nghề mà còn là một “nghệ sỹ múa” hoàn hảo. Và đáng nói hơn, chính nhờ sự chuẩn bị chu đáo, lường trước mọi sự việc, tình huống mà ở trận đấu ấy, đội bóng Tây Đô đã thành công trong việc “lội dòng nước ngược”.

Huấn luyện viên Nguyễn Văn Sỹ cần phải đào tạo thêm cho các cầu thủ ngôn ngữ hình thể.

Trở lại thất bại của CLB Bóng đá Nam Định, có thể nói, thầy trò ông Sỹ đã không thể bảo toàn tỷ số bởi một nguyên nhân khá hy hữu, đồng thời cũng là cái giá phải trả cho sự thiếu kinh nghiệm của cả “quân” lẫn “tướng”.

Và với sự cần thiết cũng như hiệu quả của thứ “ngôn ngữ cơ thể” như đã chứng minh thì song song với các bài tập về chiến thuật, thể lực, xem ra thầy trò HLV Nguyễn Văn Sỹ nói riêng, sân cỏ quốc nội nói chung rất nên bớt chút thời gian để tự trang bị những kiến thức tổi thiểu của bộ môn nghệ thuật “kịch câm”!

Thất bại của Nam Định trước Hà Nội FC ở vòng 19 V.League 2018 cách đây chưa lâu không chỉ khiến thầy trò huấn luyện viên Nguyễn Văn Sỹ “chôn chân” ở đáy bảng xếp hạng mà còn “hâm nóng” một vấn đề “nhỏ mà không nhỏ” trên sân cỏ: cầu thủ, huấn luyện viên trao đổi với nhau bằng Body Language (ngôn ngữ cơ thể) bởi sau trận đấu, “tướng” Nguyễn Văn Sỹ bất lực thừa nhận: lời nói của ông không thể truyền tải tới học trò.

Theo lời Nguyễn Văn Sỹ, khi đội nhà dẫn trước 3-0 ở phút 65, nhận thấy học trò còn quá “non” kinh nghiệm, không biết giảm nhịp độ trận đấu, ông đã gọi tên từng cầu thủ, yêu cầu họ lùi sâu về phần sân nhà để bảo toàn tỉ số song những âm thanh phát ra từ miệng vị chiến lược gia họ Nguyễn đã bị “hòa tan” trong bầu không khí vô cùng sôi động từ bốn phía cầu trường. “Mặc tôi hò hét, cầu thủ cứ lao lên vì... chẳng nghe thấy gì!” - Nguyễn Văn Sỹ buồn bã thú nhận.

Từ câu chuyện của “thuyền trưởng” bóng đá Nam Định, không thể không ngẫm về một chuyển động “xưa nay hiếm” ở đội tuyển Việt Nam cách đây hơn một năm khi trong một buổi tập, nhà cầm quân người Hàn Quốc Park Hang Seo đã yêu cầu học trò hiểu, ghi nhớ và áp dụng thành thục việc liên lạc với nhau bằng... mật hiệu. Về đại thể, khi cầu thủ thực hiện sút phạt trực tiếp, anh ta sẽ dùng tay “chém” vào khoảng không trước mặt hoặc ngang lưng để “mật báo” đường đi của quả bóng (bóng sệt hay bóng bổng). Tương tự như vậy, căn cứ vào... tay trái hay tay phải mà đồng đội có thể đoán hướng bóng để di chuyển, số ngón tay được bật ra sẽ tương ứng với số người cần phối hợp... Chính vì điều này mà dưới “triều đại” Park Hang Seo, người hâm mộ thường xuyên được chứng kiến hình ảnh học trò “thầy Park”dùng kí hiệu để giao tiếp.

Cần phải khẳng định ngay rằng trên sân cỏ, việc sử dụng Body Language là rất cần thiết. Hẳn người hâm mộ vẫn chưa quên tình huống “ngỡ như đùa” ở hàng thủ đội bóng áo đỏ trong trận thua 0-3 trước U23 Thái Lan tại SEA Games 2017: Khi trung vệ Tiến Dũng chuyền về, trước sự ngập ngừng của thủ thành đội nhà, vài hậu vệ của ta đã thét lớn: “Đá lên, không được dùng tay!” nhưng Phí Minh Long vẫn hồn nhiên ôm gọn quả bóng. Đây là tình huống dẫn đến quả phạt gián tiếp, cũng là cơ hội để người Thái ghi bàn mở tỉ số mà sau này “kẻ gác đền” họ Phí đã thanh minh: Do quá ồn nên không nghe thấy đồng đội nói gì!

Một thí dụ khác là trận thư hùng diễn ra trên sân Cần Thơ ngày 3/7/2016. Sau khi bị dẫn trước và bất ngờ vượt lên, HLV trưởng XSKT Cần Thơ Vũ Quang Bảo đã hướng vào sân ra những ám hiệu rất “kỳ lạ”. Chẳng biết thứ “ngôn ngữ cơ thế” ấy được thầy trò ông Bảo quy ước với nhau từ bao giờ (?), có ý nghĩa ra sao(?) nhưng kể từ đó, cầu thủ Cần Thơ cứ... chạy vài bước lại ngã và khi đã “nằm sân” thì kiên trì “ăn vạ” - một bằng chứng cho thấy nhà cầm quân họ Vũ không chỉ hơn hẳn Nguyễn Văn Sỹ về tuổi đời, tuổi nghề mà còn là một “nghệ sỹ múa” hoàn hảo. Và đáng nói hơn, chính nhờ sự chuẩn bị chu đáo, lường trước mọi sự việc, tình huống mà ở trận đấu ấy, đội bóng Tây Đô đã thành công trong việc “lội dòng nước ngược”.

Trở lại thất bại của CLB Bóng đá Nam Định, có thể nói, thầy trò ông Sỹ đã không thể bảo toàn tỷ số bởi một nguyên nhân khá hy hữu, đồng thời cũng là cái giá phải trả cho sự thiếu kinh nghiệm của cả “quân” lẫn “tướng”.

Và với sự cần thiết cũng như hiệu quả của thứ “ngôn ngữ cơ thể” như đã chứng minh thì song song với các bài tập về chiến thuật, thể lực, xem ra thầy trò HLV Nguyễn Văn Sỹ nói riêng, sân cỏ quốc nội nói chung rất nên bớt chút thời gian để tự trang bị những kiến thức tổi thiểu của bộ môn nghệ thuật “kịch câm”!

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]