(vhds.baothanhhoa.vn) - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của dân tôc Việt Nam, đồng thời cũng là vị Thống soái tối cao của lực lượng vũ trang nhân dân ta, Người đã khai sinh ra Quân đội Nhân dân Việt Nam - một quân đội “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”, một quân đội mà “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bác Hồ với Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của dân tôc Việt Nam, đồng thời cũng là vị Thống soái tối cao của lực lượng vũ trang nhân dân ta, Người đã khai sinh ra Quân đội Nhân dân Việt Nam - một quân đội “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”, một quân đội mà “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 57 trong lần về thăm Thanh Hóa chiều ngày 18/7/1960. (ảnh tư liệu)

Ngày 22/12/1944, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 cán bộ, chiến sỹ - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Có sự lãnh đạo, hướng dẫn tài tình, sáng suốt của Bác, của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã không ngừng phát triển, trưởng thành lớn mạnh, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường làm nên Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, Chiến thắng Điện Biên Phủ oai hùng (7/5/1954), giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975).

Thời chín năm kháng chiến chống đế quốc Pháp xâm lược nước ta, tại căn cứ địa Việt Bắc, có một ngày sau khi làm việc xong, Bác giao cho tướng Trần Văn Trà một thanh gươm với lời dặn: “Bác giao cho chú thanh gươm quý giá này, chú đưa về cho đồng bào Nam bộ để diệt kẻ thù. Chú báo cáo với đồng bào rằng: Lòng Bác Hồ, lòng Đảng lúc nào cũng ở bên cạnh đồng bào. Chúng ta đồng lòng vì nước nhất định chúng ta sẽ thắng”.

Vâng lời Bác, tướng Trần Văn Trà đem thanh gươm về chiến trường Nam Bộ. Quân và dân Nam Bộ nhận thanh gươm đã hăng hái ra trận, quyết tâm đánh thắng quân thù.

Năm 1954, ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là trận đánh lớn nhất, trận đánh mang tầm vóc lịch sử trong chín năm kháng chiến trường kỳ. Thắng lợi của trận đánh lớn này đã vang dội 5 châu, chấn động địa cầu, sự chấn động ấy xuất phát từ thung lũng Mường Thanh - Điện Biên Phủ. Bác Hồ đã tự tay trao lá cờ cho đoàn quân vào trận. Lá cờ quyết thắng Bác trao tung bay dưới vòm trời xanh trên vùng đất Thái Nguyên - một địa danh lịch sử của dân tộc. Đoàn cán bộ cầm lá cờ Quyết Thắng đi liền suốt ngày đêm đến trận địa lửa Điện Biên Phủ, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người chỉ huy mặt trận này ở Mường Phăng trong những ngày “trời rung đất chuyển”.

Theo lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại thì: Sau khi nhận nhiệm vụ làm Tổng Tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ, trước khi ra trận Đại tướng đến chào Bác, Bác nói: “Chú ra mặt trận, tướng quân tại ngoại, có toàn quyền quyết định. Trận này rất quan trọng. Chắc thắng mới đánh. Không thắng không đánh”.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp hoàn cảnh điều kiện của đất nước ta còn có khó khăn, “quân ăn chưa thật no, áo mặc chưa đủ ấm, mong manh áo vải hành quân đường dài”. Bác biết, Bác luôn quan tâm đến tình hình đời sống của các chiến sỹ. Bác đã phát động phong trào “Hũ gạo kháng chiến”, “May áo trấn thủ” để anh em Vệ quốc được no hơn, ấm hơn khi luyện tập, khi xung trận.

Tình thương yêu, sự chăm lo của Bác đối với các chiến sỹ đã được thể hiện trong bài thơ Vô Đề do Bác viết mà nhà thơ Khương Hữu Dụng đã dịch là: Sương khuya xuống tựa mưa thu trút/ Sương sớm dày như mây biển dăng/ Áo rét gửi mau cho chiến sỹ/ Trời lạc nắng ấm báo xuân sang.

Từ mùa hè 1965 đến 1966, trên 30 vạn quân của đế quốc Mỹ và đồng minh gồm Nam Triều Tiên, Úc, Niu Di-lân... trong đó có nhiều sư đoàn, lữ đoàn tinh nhuệ của Mỹ ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Chúng xây cơ sở, đồn bốt để chiếm đóng, cướp bóc, tàn sát dân lành, lùng bắt chém giết cán bộ, đảng viên ta, đồng thời đưa không quân ra ném bom bắn phá miền Bắc với lời tuyên bố sẽ đưa miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá.

Dự đoán trước được tình hình trên, Bác và Trung ương Đảng đã hoạch định đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam là: Xây dựng miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, chống chiến tranh phá hoại, tiếp tục chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Ngày 17/7/1966, Bác đã ra lời kêu gọi: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ, không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày đó nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".

Bác luôn theo sát từng bước đi của cách mạng giải phóng miền Nam, luôn tưởng nhớ tới chiến sỹ và đồng bào miền Nam. Ở miền Bắc, Bác đã có 8 lần tới thăm và động viên cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn Phòng không không quân 361. Nghe tin Bộ đội cao xạ bắn rơi máy bay địch, Bác quyết định tặng lẵng hoa. Khi đang ốm nặng,nhưng nghĩ đến bộ đội trực chiến phòng không phải làm việc trong thời tiết nắng nóng, oi bức Bác đã dành tiền nhuận bút viết báo để mua nước cho các chiến sỹuống.

Đêm Giao thừa đón Tết, mừng Xuân Kỷ Dậu (1969) trên sóng Phát thanh Truyền hình Việt Nam, Bác đã có lời chúc mừng nhiệt liệt đến toàn thể chiến sỹ đồng bào cả 2 miền Nam- Bắc cùng với mấy vần thơ: Năm qua thắng lợi vẻ vang/ Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to/ Vì độc lập, vì tư do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/ Tiến lên! chiến sỹ đồng bào/ Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn.

Sự quan tâm của Bác đối với lực lượng vũ trang nhân dân, với Quân đội nhân dân Việt Nam là vô cùng lớn lao. Sự quan tâm ấy thể hiện qua sự giáo dục, chỉ bảo, định hướng, soi đường cho đội quân “Bách chiến bách thắng” vững vàng đi tới. Bác là vị lãnh tụ, là nhà thơ và cũng là nhà quân sự kiệt xuất.

Quân đội ta, nhân dân ta vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng và biết ơn Bác. Đồng chí Thượng tướng Phạm Thanh Ngân Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân là phi công của Quân chủng Phòng không không quân được gặp Bác nhiều lần. Lần gặp ngày 20/7/1968 ông đã thưa với Bác: “Bộ đội không quân mong muốn ngày miền Nam giải phóng, Nam Bắc một nhà sẽ đưa Bác bằng máy bay vào thăm miền Nam”. Và chính ông là người lái máy bay nghiêng cánh vĩnh biệt Bác trong những ngày nhân dân ta để tang, truy điệu Bác năm 1969 tại Quảng trường Ba Đình.

Công-xtăng-tin Xi-mô-nốp, nhà thơ của nước Nga Xô viết đã từng nói: “Trên khuôn mặt Hồ Chí Minh không có vẻ gì là một quân nhân đặc biệt, mặc dù Người từng gánh vác công việc chỉ huy cuộc đấu tranh vũ trang của dân tộc mình trong suốt mấy chục năm trời”.

Văn Như Tước


Văn Như Tước

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]