(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 1/8, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến vào Đề án di dân, tái định cư xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia và một số nội dung quan trọng khác liên quan đến công tác sắp xếp, tổ chức lại một số đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa cho ý kiến vào Đề án di dân, tái định cư xã Hải Hà (Tĩnh Gia)

Ngày 1/8, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến vào Đề án di dân, tái định cư xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia và một số nội dung quan trọng khác liên quan đến công tác sắp xếp, tổ chức lại một số đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy; đại diện một số ban của trung ương; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực liên quan; thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương, đơn vị.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ươngĐảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị.

Hội nghị đã xem xét Đề án di dân, TĐC xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia. Đây là một trong những xã cần phải di dân 100% theo Quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tạo mặt bằng phục vụ cho các ngành công nghiệp và các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong KKT. Trên tổng diện tích tự nhiên 1.222,44 ha, đã tiến hành thu hồi 514,7 ha phục vụ nhiều dự án trọng điểm, có tổng mức đầu tư và quy mô sử dụng đất lớn; diện tích còn lại 707,74 ha. Tuy nhiên, toàn bộ diện tích còn lại của xã Hải Hà nằm trong vùng quy hoạch dẫn đến việc phát triển KT-XH, phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân không ổn định. Do đó, việc GPMB, di dân TĐC cho toàn bộ xã Hải Hà để bàn giao mặt bằng thực hiện các dự án, ổn định đời sông nhân dân rất cần thiết.

Dân số xã Hải Hà (không bao gồm số hộ đã di chuyển TĐC) có 2.777 hộ với 9.637 nhân khẩu; trong đó có 2.614 hộ bị ảnh hưởng về nhà ở khi thực hiện di dân. Toàn xã hiện có 416 tàu, thuyền chủ yếu neo đậu tại khu neo đậu tiếp giáp với khu cảng Nhiệt điện Nghi Sơn 2 và khu vực phía đông hạ lưu cầu Yên Hòa và diện tích cảng Hải đội 2 Biên phòng tỉnh.

Trên cơ sở lấy ý kiến nhân dân, đánh giá các tác động của việc di dân đối với đời sống KT-XH địa phương, Đề án đề xuất vị trí thực hiện khi TĐC thuộc địa bàn 2 xã Hải Bình và Xuân Lâm. Tổng diện tích để xác lập địa giới hành chính của xã Hải Hàtại khu TĐC khoảng 164,7 ha; trong đó diện tích khu TĐC là 95 ha, xây dựng mới 68 ha. Việc thu hồi đất sẽ thực hiện theo các quy định do UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành trên địa bàn KKT Nghi Sơn tại thời điểm thu hồi. Các chính sách này có những điểm khác, ưu tiên hơn so với chính sách chung trên địa bàn tỉnh nhằm hỗ trợ tốt hơn người dân phải thu hồi đất, di dân TĐC.

Đây là đề án quan trọng chính vì vậy các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy đã dành nhiều thời gian để thảo luận và cho ý kiến. Các ý kiến về cơ bản thống nhất với chủ trương chung của đề án. Tuy nhiên, đi vào từng vấn đề cụ thể, các đại biểu cho rằng cần làm rõ hơn vấn đề sinh kế của người dân khi triển khai đề án, phân chia nhóm để có chính sách phù hợp với từng đối tượng. Các vấn đề khác về thẩm quyền thực hiện, đơn vị hành chính sau sáp nhập, nơi neo đậu tàu thuyền… cũng phải được tính toán hợp lý.

Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến cho rằng: Tuy có 1 số ý kiến còn phân vân, 1 số phần nội dung đề án đề cập chưa kĩ nhưng nhìn chung đây là đề án lớn, quan trọng và đã được UBND tỉnh, các ngành chức năng cùng huyện Tĩnh Gia tích cực xây dựng. Việc di chuyển xã Hải Hà không phải vấn đề đến nay tỉnh mới có ý định, song trước đây chưa đủ nguồn lực để thực hiện. Hiện nay, tuy còn nhiều khó khăn nhưng vị thế và tiềm lực KT-XH của tỉnh đã có nhiều bước phát triển, nếu không thực hiện việc di dân xã Hải Hà để tập trung nguồn lực cho KKT Nghi Sơn thì không thể phát triển được. Vì vậy đây là việc rất cần thiết và thời điểm bây giờ là thời điểm cần phải làm.

Cho ý kiến chỉ đạo đối với một số nội dung cụ thể trong đề án, đồng chí đề nghị các cấp các ngành liên quan nghiên cứu kĩ vấn đề đảm bảo sinh kế cho người dân về trước mắt và cả lâu dài, phải xem đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất của đề án. Theo đó, đồng ý áp dụng cơ chế chính sách mà UBND tỉnh đề xuất, tức là áp dụng cơ chế chính sách cao nhất hiện hành; hạ tầng phục vụ ngoài khu TĐC phải đảm bảo mức tương đương 1 số dự án đang triển khai và phải nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu học tập, khám chữa bệnh, nhu cầu văn hóa của người dân.

Về vấn đề hành chính sau di dân TĐC, chủ trương của tỉnh là giữ nguyên xã Hải Hà; giữ nguyên các họat động Đảng, chính quyền, đoàn thể và sẽ nghiên cứu bố trí cơ quan công sở cho xã hoạt động.

Ngoài ra, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến cũng yêu cầu cơ quan xây dựng đề án cần tính toán lại hiệu quả KT-XH, môi trường của đề án đồng thời tập trung hoàn chỉnh thủ tục đầu tư và đầu tư ngay hạ tầng khu TĐC, nạo vét đường tàu, hệ thống hạ tầng cần thiết ở hệ thống sông Bạng. Quá trình tổ chức thực hiện các dự án TĐC và nạo vét phải giám sát chặt chẽ chất lượng thi công, thực hện giám sát cộng đồng để người dân cùng tham gia.

Trên cơ sở các ý kiến, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo xử lý một số công việc liên quan đến phân loại đất nhất là đất rừng, khảo sát chính xác số hộ, có phương án bố trí công ăn việc làm cho người dân, có phương án quản lý đất đai nơi đi và nơi đến, xác định ranh giới xã Hải Hà sau khi di dân; làm việc để các nhà đầu tư cam kết thực hiện GPMB trên đất đã được giao, việc đầu tư phải đảm bảo theo quy hoạch để phát huy thế mạnh của khu vực này nhất là việc phát triển dịch vụ logistics.

Giao Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tĩnh Gia tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng, chuyển tải tinh thần hội nghị hôm nay đến Đảng bộ, nhân dân xã Hải Hà để tạo nên sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân trong việc triển khai đề án.

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị cũng đã nghe và thống nhất chủ trương Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, truyền thanh, truyền hình. Theo phương án trình bày trong đề án, sau khi sắp xếp, tổ chức lại toàn tỉnh giảm được 37/64 đầu mối so với hiện tại, tức còn 27 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, truyền thanh- truyền hình. Việc giảm đầu mối nhằm hướng tới mục tiêu đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác văn hóa, thể thao, thông tin cấp huyện; khắc phục tình trạng dàn trải, hoạt động trùng lặp, kém hiệu quả của các đơn vị đồng thời bố trí hợp lý nguồn lực ngân sách nhà nước, thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp phát triển.

Ngày mai (2/8), theo chương trình làm việc Ban thường vụ Tỉnh ủy sẽ tiếp tục nghe và cho ý kiến vào đề án bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn tỉnh và nội dung liên quan đến công tác thi đua khen thưởng.

Nguyên Mai


Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]