(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu mỗi người cán bộ cách mạng phải nêu gương trong mọi hoạt động và ứng xử của mình. Bởi “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống” và “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Thực tiễn hoạt động cách mạng đã làm rõ những câu nói đó của người – và chính Người là tấm gương mẫu mực về tinh thần nêu gương.

Đoàn viên, thanh niên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa học Bác về tinh thần nêu gương, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu mỗi người cán bộ cách mạng phải nêu gương trong mọi hoạt động và ứng xử của mình. Bởi “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống” và “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Thực tiễn hoạt động cách mạng đã làm rõ những câu nói đó của người – và chính Người là tấm gương mẫu mực về tinh thần nêu gương.

Đoàn viên, thanh niên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa học Bác về tinh thần nêu gương, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa.

Học tập và làm theo Bác về tinh thần nêu gương, mỗi người cán bộ, Đảng viên cần phải xác định nội dung nêu gương theo theo lời dạy của Người trên cả ba mối quan hệ: Đối với mình, đối với người và đối với việc.

Đối với mình là không được tự cao tự đại, tự mãn. Bởi tự cao tự đại, tự mãn là căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu cán bộ, đảng viên mắc phải căn bệnh này thì dễ mù quáng, thiển cận, luôn đề cao cá nhân mình, coi thường quần chúng, nhất định sẽ dừng bước, thoái bộ. Người nhấn mạnh: “Tự mãn, tự túc là co mình lại, không cho mình tiến bộ thêm”2.

Đối với người phải yêu thương, khoan dung, độ lượng; phải luôn có thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt chữ “Nhân”: “Thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân”3.

Đối với việc phải tận tâm, tận lực, có trách nhiệm, gương mẫu phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên phải luôn giữ vững nguyên tắc “Dĩ công vi thượng”, nghĩa là để việc công lên trên, lên trước việc tư. Người luôn giáo dục, nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải “chí công vô tư”, nghĩa là phải biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của Tổ quốc, nhân dân và của Đảng.

Theo Hồ Chí Minh, muốn tiến hành tốt các nội dung nêu gương, thì cán bộ, đảng viên phải luôn thực hiện “nói đi đôi với làm” và phải biết lấy người tốt, việc tốt để tuyên truyền cho sự nêu gương. Đây là vấn đề cực kì quan trọng, là nguyên tắc trước hết của sự nêu gương. Bởi vì, chỉ có nhất quán giữa nói và làm thì người cán bộ, đảng viên mới giành được lòng tin của quần chúng. Nếu người cán bộ, đảng viên nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hoặc “nói một đằng, làm một nẻo”, thì nhất định sẽ mất uy tín trước đơn vị, trước cộng đồng, và vai trò của sự nêu gương sẽ không thể phát huy được. Sự thống nhất giữa lời nói và việc làm còn là một yêu cầu khách quan của phẩm chất người cán bộ, đảng viên, nhất là trong tình hình hiện nay. Khi giáo dục cán bộ làm công tác dân vận, Người đã nhấn mạnh: “Tuyên truyền phải miệng nói tay làm, phải tùy hoàn cảnh mà tổ chức giúp đỡ nhân dân thật sự, không phải chỉ dân vận bằng diễn thuyết”.4

Đoàn Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa là tổ chức Đoàn trực thuộc Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, với 217 đoàn viên thanh niên tham gia sinh hoạt ở 8 chi đoàn (1 chi đoàn Cơ quan và 7 chi đoàn học viên các lớp K49 Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính). Trong đó, 19 đồng chí đoàn viên là cán bộ viên chức và 198 đồng chí đoàn viên là học viên; đảng viên là 193/198 tổng số đoàn viên thanh niên; thạc sĩ: 13 đồng chí, Cao đẳng, Đại học 185 đồng chí.

Trong những năm qua, ĐVTN là giảng viên luôn không ngừng học tập, phấn đấu và trưởng thành. Từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong giai đoạn mới, tuổi trẻ Trường Chính trị với phương châm: “Tuổi trẻ xung kích đảm nhận những công việc mới, việc khó”, ĐVTN không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng giờ giảng, bài giảng với định hướng: Nghiêm về giờ giấc; đẹp về trang phục; chuẩn trong phát ngôn; đúng mực trong ứng xử và sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giờ giảng, bài giảng theo phương châm dạy - học hiểu, dạy - học vận dụng và dạy - học xử trí với nguyên tắc 3 tăng, 3 giảm (3 tăng: Tăng chủ động, tăng đối thoại, tăng xử lý tình huống; 3 giảm: giảm thụ động, giảm độc thoại, giảm lý thuyết); ĐVTN còn học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn… Theo đó, hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn từng bước đi vào chiều sâu và trở thành hoạt động thường xuyên của ĐVTN nhà trường.

Bên cạnh đó, ĐVTN tích cực tham gia sinh hoạt chuyên đề trao đổi về kỹ năng thuyết trình, diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giữa các thế hệ giảng viên, kinh nghiệm trong tổ chức Tọa đàm khoa học, hội thảo chuyên đề, phương pháp giảng dạy, phương pháp nghiên cứu khoa học; tham gia cuộc thi “Giới thiệu sách”; cuộc thi “xây dựng hình ảnh tác phong của cán bộ, đoàn viên, học viên trường chính trị”, nhằm đưa ra các giải pháp góp phần xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng. Đây được xem là môi trường tốt để ĐVTN được rèn luyện, trau dồi kỹ năng, phương pháp thuyết trình, năng lực tư duy, sáng tạo phục vụ tốt hơn việc nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu của giảng viên và học viên trong nhà trường. Cùng với đó, ĐVTN tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng cơ quan văn hóa” do BCH Công đoàn nhà trường phát động; cuộc vận động “Xây dựng nét đẹp cán bộ, công chức, viên chức trẻ”, thực hiện việc đeo thẻ khi đến trường, thầy giáo thắt cà vạt, cô giáo mặc áo dài khi lên lớp, không hút thuốc lá nơi công cộng…hoạt động đó được diễn ra một cách thường xuyên liên tục và đã trở thành nề nếp sinh hoạt của mỗi giảng viên nhà trường khi lên lớp.

Có thể khẳng định rằng, những năm vừa qua ĐVTN là giảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từng bước khẳng định mình, đảm đương những công việc mới và khó trong nhà trường. Qua đó, ĐVTN cũng đã góp phần không nhỏ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Trong những năm qua, ĐVTN ở phòng chức năng đã luôn cố gắng, nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ. Với phong trào thi đua 5 tốt “nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy – học tốt, tư vấn tốt” nhằm thực hiện hóa 5 mục tiêu: “lấy hiệu quả phục vụ, thành công của học viên, tín nhiệm của nhân dân trong tỉnh là thước đo và mục tiêu phấn đấu của nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao vị thế nhà trường, tín nhiệm của xã hội”, ĐVTN ở các phòng chức năng đã có nhiều sáng kiến đổi mới trong công việc như: chương trình giới thiệu sách của ĐVTN phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, phối hợp, tổ chức “Ngày hội sách”, diễn đàn về sách, thi giới thiệu sách, xếp sách nghệ thuật; sáng tạo hệ thống máy phun nước tự động phục vụ cho việc chăm sóc vườn hoa, cây cảnh của nhà trường của ĐVTN Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu… ĐVTN ở các phòng chức năng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có ý thức trách nhiệm về công tác phục vụ giảng dạy, học tập, ngày giờ công đảm bảo, không ngừng học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; có những sáng tạo trong công việc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc được giao.

Bên cạnh đó, ĐVTN chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của nhà trường như đi làm đúng giờ, đeo thẻ khi vào cơ quan; giữ gìn kỷ luật phát ngôn, nói và làm theo nghị quyết; hằng năm đăng ký việc làm cụ thể theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, ĐVTN còn tích cực tham gia những phong trào khác trong nhà trường như: Thể dục, thể thao, hội diễn văn nghệ, câu lạc bộ cầu lông, câu lạc bộ bóng bàn, câu lạc bộ Dancesport…Thông qua những hoạt động này không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các ĐVTN trong nhà trường.

ĐVTN học viên hưởng ứng và thực hiện tốt phong trào thi đua học tốt, rèn luyện tốt, đổi mới phương pháp học tập, xây dựng mô hình tự quản, tự học, tự nghiên cứu, mô hình học tập 3 không, 3 có (Không vào muộn ra sớm; không cẩu thả; không làm việc riêng và sử dụng điện thoại trong giờ học; có mục tiêu, động lực học tập tích cực, có tác phong hình ảnh đẹp; có phương pháp rèn luyện khoa học) trong ĐVTN. Về cơ bản ĐVTN đã xây dựng được động cơ thái độ học tập đúng đắn, luôn chủ động tiếp thu, cập nhật tri thức để trở thành cán bộ bảo vệ pháp luật, cán bộ chính quyền nhà nước, cán bộ đoàn thể. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm các giờ học chính khoá, ĐVTN còn tích cực tham gia phong trào “Ngày thứ 7 kết nối” bằng các việc làm cụ thể, thiết thực như: tổ chức đi nghiên cứu thực tế gắn với lồng ghép các chương trình thiện nguyện, tổ chức các buổi báo cáo thực tế môn học, phần học, các buổi tọa đàm khoa học gắn với môn học, phần học, các buổi toạ đàm chuyên đề; các buổi giới thiệu sách… thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.

Bên cạnh đó, ĐVTN còn nêu cao tinh thần nghiêm túc trong việc tự học, tự nghiên cứu, luôn xác định rõ trách nhiệm trong học tập; ý thức trách nhiệm của bản thân trong quá trình tự học; có ý thức ngăn ngừa tư tưởng ngại khó, thiếu kiên trì... nêu cao ý thức chấp hành nội quy quy chế của nhà trường, của lớp học; tham gia học tập nghị quyết, chỉ thị của cấp trên.

Học tập và làm theo gương Bác, ĐVTN Nhà trường đã luôn nêu cao và phát huy tinh thần nêu gương. Trên từng vị trí, vai trò của người đoàn viên đã luôn xung kích, thực hiện có hiệu quả và thắng lợi các nhiệm vụ được giao. Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn trường Chính trị lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 – 2024 và sớm hiện thực hóa kết luận “Xây dựng và phát triển trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Ban thường vụ Tỉnh ủy.

ThS. Dương Bá Tiến - Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá

Tài liệu tham khảo

(1) (2) Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 10, tr. 345-346; 346.

(3) Hồ Chí Minh toàn tập t.12, tr269.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]