(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong ngày làm việc thứ 2 (12/12), kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021, theo kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ cho HĐND tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến có 87/90 phiếu tín nhiệm cao, 3 phiếu tín nhiệm, 0 phiếu tín nhiệm thấp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đồng chí Trịnh Văn Chiến đạt 100% phiếu tín nhiệm và tín nhiệm cao

Trong ngày làm việc thứ 2 (12/12), kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021, theo kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ cho HĐND tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến có 87/90 phiếu tín nhiệm cao, 3 phiếu tín nhiệm, 0 phiếu tín nhiệm thấp.

Các đại biểu thảo luận tổ.

Tiếp tục chương trình làm việc, các đại biểu đã tham gia thảo luận tại tổ và hội trường. Có 52 ý kiến được ghi nhận tại phiên thảo luận tổ và nhiều ý kiến thảo luận tại hội trường tập trung làm rõ nhiều nội dung quan trọng liên quan đến các báo cáo, tờ trình của UBND, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh và các nội dung trả lời, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Đa số ý kiến của đại biểu thống nhất cao với báo cáo tình hình KT-XH của tỉnh năm 2018 và các giải pháp đề ra trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2019. Nhìn chung, bức tranh kinh tế năm 2018 của tỉnh có nhiều tín hiệu mới khả quan, là năm có mức tăng trưởng GRDP cao nhất từ trước đến nay. Theo các đại biểu đó là điều kiện quan trọng để Thanh Hóa tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn tới. Kết quả đó cũng thể hiện hiệu quả của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Đặc biệt quan tâm tới những hạn chế, yếu kém trong phát triển KT-XH, nhiều đại biểu HĐND tỉnh đề cập tới khó khăn trong phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp ở Thanh Hóa. Xuất phát từ thực tế nền nông nghiệp quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất chưa gắn với hàng hóa, chưa tạo dựng được thương hiệu trong khi Thanh Hóa là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đại biểu Nguyễn Xuân Thủy, đơn vị bầu cử huyện Tĩnh Gia cho rằng: Định hướng của tỉnh phát triển sản xuất hàng hóa gắn với thương hiệu là đúng đắn. Song đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Thanh Hóa còn hạn chế vì nhiều lí do. Tích tụ ruộng đất gặp khó khăn một phần do vướng quy hoạch, các chính sách của tỉnh dành cho công tác này mới dừng ở mức độ động viên, khích lệ tức thời, chưa có chiều sâu. Theo đại biểu Thủy đó cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa thực sự thiết tha đầu tư vào nông nghiệp.

Chiều 12/12, HĐND tỉnh tiến hành thảo luận chung tại hội trường.

Cùng phát biểu về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Thi, đơn vị bầu cử huyện Tĩnh Gia lại cho rằng: Đầu tư vào nông nghiệp vấn đề chính là cơ chế chính sách, phải có cơ quan nhà nước đứng ra lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Ngoài việc thu hút nguồn lực đầu tư, chúng ta cần phải tạo ra được nền tảng vững chắc thì doanh nghiệp mới có thể vào đầu tư và hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh việc phân tích những hạn chế, khó khăn trong phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, các đại biểu cũng đồng thời đề xuất giải pháp phát triển. Trong đó, có ý kiến đề xuất tính toán lại quy hoạch trong tích tụ ruộng đất theo hướng phân chia rõ vùng dành cho người nông dân trực tiếp sản xuất và vùng dành cho doanh nghiệp đầu tư. Trên cơ sở đó có chính sách đặc thù cho từng vùng để thu hút đầu tư. Việc thu hút đầu tư có thể gắn kết với phong trào khởi nghiệp trong thanh niên để phát huy chất xám của đội ngũ trẻ.

Bên cạnh nội dung trên, các đại biểu HĐND cũng dành nhiều thời gian để bàn bạc về công tác phát triển doanh nghiệp. Đánh giá đây là một chủ trương lớn và quan trọng của tỉnh trong những năm qua song có ý kiến cho rằng bước sang năm thứ 2, 3 thực hiện chỉ tiêu thành lập mới doanh nghiệp đã bộc lộ một số hạn chế. Doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu từ những hộ kinh doanh cá thể, sức sống không bền dẫn tới tình trạng số lượng nhiều nhưng đóng góp cho nền kinh tế không cao. Các doanh nghiệp này cũng hoạt động trên những lĩnh vực tự phát chưa theo định hướng của huyện và của tỉnh. Tuy nhiên, theo ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân tỉnh trong giai đoạn đầu thực hiện chủ trương thành lập doanh nghiệp mới chúng ta không nên nhìn vào số lượng doanh nghiệp giải thể mà cần lạc quan nhìn vào phía trước và có lộ trình lâu dài. Ông Đệ cũng khẳng định muốn phát triển kinh tế thì phải phát triển doanh nghiệp.Dự kiến, ngày 13/12, kỳ họp sẽ tiến hành chất vấn lãnh đạo một số ngành, đơn vị về các nội dung được cử tri quan tâm và bế mạc kỳ họp.

Nguyên Mai


Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!